Khánh Hòa tồn đọng 40.000 tấn muối do giá muối giảm mạnh

Theo ông Trương Hữu Lan, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Khánh Hòa, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn tồn khoảng 40.000 tấn muối, chiếm hơn một nửa sản lượng muối đã làm ra.
Từ nay đến hết tháng 8/2015, Tổng Công ty Muối Việt Nam sẽ mua tạm trữ khoảng 4.000 tấn muối, giá theo thỏa thuận với diêm dân. Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa cũng đã chỉ đạo các công ty ở địa phương lập đề án thu mua muối tạm trữ thông qua việc hỗ trợ lãi suất vốn vay từ ngân hàng.
Dự kiến, các công ty này sẽ thu mua khoảng 20.000 tấn muối cho diêm dân. Công tác thu mua muối tạm trữ đang được triển khai nhanh để tránh mưa bão.
Những ngày này, tại vùng sản xuất muối lớn nhất tỉnh Khánh Hòa là Ninh Thọ, Ninh Diêm, Ninh Thủy… thị xã Ninh Hòa, muối của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình vẫn còn tồn nhiều, trong khi giá muối vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước tình hình thời tiết đang chuyển sang mùa mưa, các doanh nghiệp, hợp tác xã khẩn trương vận chuyển muối tồn vào kho hoặc đến chỗ đất cao ráo để đắp đống rồi phủ bạt bảo quản tạm. Với hộ gia đình thì đóng muối tồn vào bao tải rồi mang về hoặc đem gửi chỗ khác.
Tuy nhiên, do lượng muối tồn nhiều, trong khi kho, bãi để bảo quản thì có hạn nên vẫn còn lượng lớn muối tồn đắp thành đống hàng chục tấn ngay tại bờ ruộng vốn thấp trũng, nếu có mưa lớn số muối này có thể bị hỏng.
Hiện nay, giá muối sản xuất trên ruộng đất từ 350-400 đồng/kg, muối sản xuất theo kỹ thuật lót bạt 600 đồng/kg, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Khánh Hòa hiện có trên 970ha muối, tập trung phần lớn ở thị xã Ninh Hòa, còn lại ở Cam Ranh và Vạn Ninh.
Giai đoạn 2015-2020, tỉnh Khánh Hòa thực hiện tái cơ cấu nghề muối theo hướng thu hẹp diện tích sản xuất muối còn trên 500ha, đồng thời nâng cấp, cải tạo đồng muối, áp dụng cơ giới trong khâu vận chuyển, thu hoạch, chế biến muối để xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Được triển khai thực hiện trong năm 2012, mô hình nuôi cá hệ VAC tại 2 xã Chiềng Sinh và Nà Sáy, huyện Tuần Giáo do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện chủ trì thực hiện được các cơ quan chức năng đánh giá đem lại hiệu quả kinh tế cao, là cơ hội giúp bà con thay đổi cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo.

Những ngày này, đến vùng nuôi tôm công nghiệp của xã Giao Phong (Giao Thủy - Nam Định) thấy ai cũng phấn chấn, hồ hởi. Bởi vụ tôm xuân hè năm nay mặc dù gặp khó khăn đầu vụ do dịch bệnh, nhưng nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn được mùa, được giá.

Anh Bá Khánh, thôn Như Bình, xã Phước Thái (Ninh Phước - Ninh Thuận) là nông dân đầu tiên trong xã nuôi cừu vỗ béo đạt hiệu quả kinh tế.

Nông dân trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã thu hoạch hơn 16.500ha lúa Hè thu, năng suất trung bình hơn 6,3 tấn/ha. Thời tiết nắng nhiều trong những ngày gần đây giúp việc thu hoạch lúa của bà con thuận lợi; đồng thời thương lái thu mua lúa hàng hóa xuất hiện nhiều và sẵn sàng đặt cọc trước đối với những ruộng đang trổ chín với giá cao hơn trước đó.

“Làm ăn ổn định, bền vững, có lãi đều đều là được rồi, chẳng mong gì hơn nữa !”. Tôi được biết, anh mới xây ngôi nhà cả tỷ đồng nhờ tiền bán hoa trong nhiều năm tích lũy.