Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khánh Hòa Tìm Hướng Đi Mới Cho Xuất Khẩu Cá Ngừ

Khánh Hòa Tìm Hướng Đi Mới Cho Xuất Khẩu Cá Ngừ
Ngày đăng: 11/02/2014

Nếu như các năm trước, cá ngừ có mức tăng trưởng kim ngạch cao nhất trong nhóm hàng thủy sản xuất khẩu, thì năm 2013 lại bị giảm đến hơn phân nửa. Cá ngừ - mặt hàng thế mạnh trong xuất khẩu của thủy sản Khánh Hòa đang gặp khó khăn và rất cần một hướng đi mới.

Trên thế giới hiện có 14 nước nhập khẩu cá ngừ của tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên trong năm qua, tất cả các thị trường này đều giảm giá nhập khẩu cá ngừ của địa phương. Hiện trạng này khiến tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cá ngừ năm 2013 của Khánh Hòa chỉ đạt 97 triệu USD, giảm đến 45% về lượng và 62% về giá trị so với năm 2012. Cùng với giảm giá cá ngừ, thị phần tại các thị trường cũng bị thu hẹp. Các chuyên gia thủy sản cho rằng, ngành khai thác cá ngừ của Khánh Hòa đang dần mất thương hiệu do chất lượng sụt giảm. Từ khi xuất hiện hình thức khai thác mới là câu đèn thì sản lượng khai thác tăng mạnh, nhưng chất lượng lại giảm. Cá ngừ không còn đủ phẩm chất để xuất khẩu nguyên con, mà chỉ có thể xuất khẩu thông qua các mặt hàng chế biến như đóng hộp, hoặc hấp chín.

Bên cạnh yêu cầu về chất lượng, thì yêu cầu về nguồn gốc sản phẩm khai thác cũng được các nước quan tâm. Trong khi đó, việc đạt chứng nhận này không hề đơn giản, bởi việc ghi chép nhật ký, thủ tục cho mỗi chuyến biển… còn khá mới mẻ đối với ngư dân. Riêng đối với sản phẩm cá ngừ tinh chế, tỉnh Khánh Hòa chưa có được quy trình chế biến công nghệ cao, dẫn đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm không bằng được với các nước tiên tiến, nên giá trị bị giảm đi rất nhiều. Tuy còn gặp khó khăn nhưng nhiều ngư dân Khánh Hòa vẫn quyết tâm gắn bó với nghề câu cá ngừ.

Ông Lê Văn Hy - Đội trưởng Ngư đội khai thác cá tại quần đảo Trường Sa chia sẻ: “Hồi trước bán được một tấn cá vẫn đủ chi phí đánh bắt , nhưng giờ bán một tấn cá chi phí tăng lên do giá cá giảm nhưng chúng tôi vẫn cố gắng theo đuổi nghề”.

Năm 2014, nghề khai thác và chế biến cá ngừ của Khánh Hòa được dự báo vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo Hiệp hội cá ngừ Việt Nam nếu không có sự chuyển biến về trình độ khai thác, quy mô và công nghệ chế biến, cá ngừ Khánh Hòa sẽ tiếp tục bị mất giá do không thể cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Thạc sĩ Vũ Đình Đáp - Chủ tịch Hiệp hội cá ngừ Việt Nam cho rằng: “Công tác quản lý của Nhà nước cần phải cải tiến, sâu sát hơn và phải đầu tư nhiều hơn. Theo tôi phải cho đóng mới tàu chuyên khai thác cá riêng cho cá ngừ, chứ không thể sử dụng tàu đánh các loại cá khác”.

Năm 2014, tỉnh Khánh Hòa phấn đấu khai thác khoảng 3.000 tấn cá ngừ, kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD. Thế nhưng đến thời điểm này toàn ngành vẫn chưa tháo gỡ được những khó khăn và tồn tại, chính vì vậy, trong thời gian tới xuất khẩu cá ngừ của Khánh Hòa cần tìm ra hướng đi mới nhằm nâng cao giá trị của cá ngừ địa phương trên thị trường quốc tế.

Vừa qua, với mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh của cá ngừ Việt Nam trên thị trường quốc tế, vừa qua Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức hội nghị thành lập CLB Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ VASEP. Tham gia CLB có 22 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ, chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của cả nước. CLB là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp thành viên có chế biến và xuất khẩu cá ngừ, nhằm mục đích liên kết hoạt động, nâng cao giá trị sản phẩm cá ngừ Việt Nam. Đồng thời, hợp tác chặt chẽ, cùng có lợi trong tổ chức thực hiện các vấn đề về nguyên liệu, chất lượng, thị trường xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Đi Lên Từ Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Đi Lên Từ Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh

Bao bọc xung quanh khu đồng cỏ của xã miền núi Khả Phong (Kim Bảng – Hà Nam) là núi đá cằn cỗi, đất đồng chiêm trũng, cây lúa sống còn chật vật. Không ai có thể ngờ nơi đây lại xuất hiện một khu nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm càng xanh cho lợi nhuận kinh tế cao

25/04/2011
Những Lưu Ý Nuôi Lợn Mùa Nóng Những Lưu Ý Nuôi Lợn Mùa Nóng

Vào mùa hè nhiệt độ thường rất cao, heo thường hay có hiện tượng thở dốc. Có những hộ nuôi heo vì quá lo sợ heo bị nóng quá mà sinh bệnh nên đã dùng nước lạnh để dội cho heo với mong muốn sẽ giảm nóng cho heo, tuy nhiên họ không biết một điều rằng làm như vậy “lợi bất cập hại”.

05/06/2011
Đến 2015 Việt Nam Sẽ Có 5.000 Ha Lúa Lai F1 Đến 2015 Việt Nam Sẽ Có 5.000 Ha Lúa Lai F1

Hôm qua (8/6), tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng chủ trì hội thảo “Tư vấn định hướng nghiên cứu và phát triển lúa lai Việt Nam giai đoạn 2011-2020”.

10/06/2011
Cơ Hội Làm Giàu Từ Cá Chiên Thương Phẩm Cơ Hội Làm Giàu Từ Cá Chiên Thương Phẩm

Cùng với lăng chấm, anh vũ, rầm xanh, bỗng, cá chiên được liệt vào hàng đặc sản tiến vua. Thường sống ở tầng đáy, ưa những nơi có khe nước chảy, đáy là cát đá, cá chiên có thể biến đổi màu, ở môi trường nước trong cá có màu nâu đen, trong môi trường nước đục cá có màu vàng nâu

28/04/2011
Nỗi Buồn Ông Chủ Trại Thỏ Nỗi Buồn Ông Chủ Trại Thỏ

Năm 2008, lúc mới ra quân, Đạt xin vào làm công nhân nông trường cao su theo nghề của cha. Sau vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha bệnh chết chỉ còn lại hai mẹ con, Đạt về nhà lo kinh tế gia đình. Anh chọn nghề nuôi thỏ vì thấy thỏ sinh trưởng nhanh, vốn đầu tư ít

29/04/2011