Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khánh Hòa Mùa Xoài Chua

Khánh Hòa Mùa Xoài Chua
Ngày đăng: 10/04/2014

Từ Tết Nguyên đán đến nay, thời tiết khô ráo kết hợp với sương mù xuất hiện nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ và bệnh muội đen trên lá tàn phá cây xoài trên diện rộng làm cây xoài khó đậu quả. Đến nay, xoài đang vào mùa thu hoạch nhưng sản lượng không bao nhiêu, việc tiêu thụ cũng gặp không ít khó khăn do cước phí tăng.

Người trồng xoài lao đao

Theo thống kê của UBND huyện Cam Lâm, địa phương có 13 xã trồng xoài với diện tích trên 4.000ha, tập trung chủ yếu ở các xã Cam Hải Tây, Cam Thành Bắc và thị trấn Cam Đức. Trong đó, giống xoài canh nông của địa phương chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích.

Hiện, phần lớn xoài canh nông bị nhiễm bọ trĩ và bệnh muội đen trên lá, ước tính thiệt hại từ 85% đến 100% diện tích. Theo các chủ vườn, do thời tiết từ Tết Nguyên đán đến nay khô ráo, kết hợp với sương mù xuất hiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển và bùng phát mạnh khiến xoài khó đậu quả, sản lượng giảm.

Ông Lê Thanh Hà, một chủ vườn ở xã Cam Hải Tây buồn rầu cho biết: “Những năm trước, đến giờ này, tôi đã bắt đầu thuê nhân công thu hoạch vườn xoài 4ha của gia đình. Năm nay, đang vào mùa thu hoạch nhưng chúng tôi vẫn phải phun thuốc thường xuyên cho vườn xoài nhằm hạn chế bọ trĩ và bệnh muội đen trên lá lây lan và gây hại thêm chứ chưa biết khi nào sẽ hái xoài được”.

Theo ông Hà, tuy đã phát hiện và phòng, chống sâu bệnh sớm, nhưng vườn xoài của gia đình ông vẫn bị rụng trái từ 70-80%. Số còn lại bị nhiễm bọ trĩ nên quả xoài bị sần, nhiều đốm đen..., giá trị kinh tế không cao. Nếu bán được hết số này, ông Hà vẫn lỗ hơn 100 triệu đồng.

Cách đó không xa, vườn xoài bà Lê Thị Thúy cũng chịu chung số phận. “Chưa có năm nào trồng xoài khó như năm nay. Nhà vườn lỗ nặng bởi đầu tư nhiều phân, thuốc, kích thích cho xoài ra hoa. Cụ thể, từ tháng 8 - 11 âm lịch, chúng tôi bắt đầu xịt thuốc lên đọt tạo mầm hoa, kết hợp trộn phân chuồng, phân NPK bón gốc.

Tuy nhiên, dù đầu tư bao nhiêu xoài cũng không ra trái, mà chỉ ra… lá, nếu cho ra trái thì sản lượng quả chỉ đạt 20 - 30%, hoặc cho quả nhỏ, kém chất lượng nên bị thương lái ép giá”, bà Thúy than thở.

Không riêng Cam Hải Tây, nhiều chủ vườn ở xã Cam Thành Bắc, thị trấn Cam Đức... cũng đang bất lực nhìn vườn xoài bị sâu bệnh hoành hành. Cả dãy vườn xoài dọc theo hai bên tuyến đường từ Bãi Dài đến trung tâm thị trấn Cam Đức chỉ có thưa thớt vài quả.

Chỉ có nông dân thiệt thòi

Nhiều nông dân trồng xoài ở huyện Cam Lâm, cho biết, không những mất mùa mà khi bán xoài cho các thương lái, nông dân đều bị ép giá. Họ lấy đủ lý do như việc ngày 01/4, Bộ Giao thông vận tải có chủ trương yêu cầu các tỉnh ra quân kiểm tra tải trọng xe lưu động trên đường bộ đã khiến nhiều lái xe phải giảm tải trọng nên do đó họ phải giảm giá xoài để bù lỗ cước vận chuyển.

Chị Trần Thị Hương (trú xã Cam Hải Tây), cho biết, nhiều bạn hàng TP.HCM đã báo ngưng lấy hàng hoặc lấy cầm chừng bởi cước phí vận tải tăng, họ ít lãi. Trước đây, cước phí vận tải trung bình 2.000 đồng/kg. Sau ngày 01/4, người thu mua nói giá cước tăng lên 5.000 đồng/kg; cộng cả công bốc xếp, đóng hàng thì chi phí này khoảng 6.000 đồng/kg.

Nếu giữ giá thu mua xoài 22.000 đồng/kg thì họ phải chi tổng cộng 28.000 đồng/kg, tới tay người tiêu dùng không dưới 30.000 đồng/kg nên rất khó bán, nên buộc họ phải giảm một nửa giá xoài…

Theo ông Nguyễn Văn (xã Cam Hiệp Bắc), năm ngoái, nhà ông lãi 70 triệu đồng; nhưng năm nay, với giá thu mua thấp như hiện nay, nếu không bán mà để chờ tăng giá thì xoài chín, bị úng lũng, nên đành bấm bụng buông xuôi theo số phận thôi. Bán được đồng nào hay đồng đó.

Việc các thương lái ngừng thu mua hoặc mua cầm chừng với giá thấp khiến các chủ vựa ở Cam Lâm khó khăn. Tuy nhiên, người thiệt thòi nhất vẫn là nông dân trồng xoài.


Có thể bạn quan tâm

Nguyên Nhân Bệnh Tai Xanh Trên Đàn Lợn Bùng Phát Thành Dịch Ở Bắc Cạn Nguyên Nhân Bệnh Tai Xanh Trên Đàn Lợn Bùng Phát Thành Dịch Ở Bắc Cạn

Đến nay, bệnh tai xanh đã lan rộng trên đàn lợn ở hai địa phương là thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới với tổng số hơn 2 nghìn con bị mắc bệnh. Thống kê của Chi cục Thú y Bắc Kạn, tính đến chiều ngày 23/09 tại hai địa bàn trên đã có 995 con lợn bị chết và tiêu hủy do dịch bệnh, hiện còn hơn 300 con lợn bị bệnh đang theo dõi và điều trị.

29/09/2012
Mùa Tôm Sú Năm 2012 Tại ĐBSCL Chết Ngay Đầu Vụ Mùa Tôm Sú Năm 2012 Tại ĐBSCL Chết Ngay Đầu Vụ

Chưa có con số thống kê chính thức từ Cục nuôi trồng (Bộ NNPTNT), nhưng theo thông báo nhanh của sở NNPTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL cho thấy hơn quá nửa diện tích thả nuôi tôm của nông dân bị thiệt hại nặng. Vẫn là nguyên nhân rất cũ: Con giống, thủy lợi, kỹ thuật, nguồn nước... và năm nay thêm một nguyên nhân nữa là người dân nôn nóng thả sớm mong được giá. Nào ngờ...

20/04/2012
Nhân Rộng Mô Hình Bón Phân Viên Nén Dúi Sâu Cho Lúa Ở Như Thanh Nhân Rộng Mô Hình Bón Phân Viên Nén Dúi Sâu Cho Lúa Ở Như Thanh

Từ chỗ áp dụng bón phân viên nén dúi sâu trên diện tích 5 ha năm 2008, qua đúc rút kinh nghiệm, tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ tiền mua 24 máy ép phân, đến vụ xuân 2012, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) đã nhân rộng diện tích bón phân viên nén dúi sâu lên gần 2.000 ha.

02/06/2012
Mô Hình Trồng Măng Tây An Toàn Mô Hình Trồng Măng Tây An Toàn

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu tổ chức trao giấy chứng nhận công nhận măng tây là rau an toàn cho Tổ hợp tác sản xuất măng tây (HTSXMT) xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu). Khi có giấy chứng nhận rau an toàn, măng tây sẽ được đưa vào hệ thống siêu thị tiêu thụ.

22/06/2012
Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tế Làm 3 Vụ Lúa Ở ĐBSCL Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tế Làm 3 Vụ Lúa Ở ĐBSCL

Bước đầu qua điều tra tại một số huyện thuộc Hà Nội, Hà Tây cho thấy nông dân đã sử dụng 8 loại thuốc điều hòa sinh trưởng (thuốc trong danh mục gồm 7 loại, trong đó thuốc có chứa hoạt chất Gibberellic acid chiếm 70,9%; thuốc ngoài danh mục 1 loại).

16/07/2012