Khẳng Định Thương Hiệu Rau An Toàn
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhưng gần 100 hộ dân tham gia HTX Sản xuất và kinh doanh rau an toàn ở thôn 6, xã Nghĩa Dũng (TP Quảng Ngãi) vẫn kiên trì theo đuổi và từng bước khẳng định được thương hiệu rau an toàn của địa phương mình.
Từ lúc tham gia vào vùng chuyên canh rau an toàn, bà con nông dân xã Nghĩa Dũng bắt đầu làm quen với quy trình trồng rau kiểu mới - nghiêm ngặt và tốn công hơn, thời gian thu hoạch chậm hơn cách trồng thông thường. Người trồng rau phải sử dụng nguồn nước sạch để tưới, không bón phân quá nhiều, chỉ được dùng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và phải đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc trừ sâu…
Hiện tại giá bán rau an toàn bị tiểu thương “ép” giá ngang bằng với rau thông thường, nhưng gần 100 hộ dân ở vùng chuyên canh rau này vẫn giữ vững lập trường và tiếp tục sản xuất rau an toàn. Nhiều thời điểm vào vụ, cánh đồng rau hơn 10 ha này giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.
“Trồng rau an toàn không chỉ có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng mà việc sử dụng ít phân bón, không dùng thuốc BVTV liều cao... cũng giúp người trồng rau chúng tôi giữ gìn được sức khỏe. Hơn nữa, rau an toàn không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật nên rau có thể bảo quản được lâu hơn”, bà Nguyễn Thị Nữ - người đã có “thâm niên” trồng rau hơn 20 năm chia sẻ.
Không chạy theo lợi nhuận, nỗ lực tuân thủ quy trình sản xuất nên vừa qua, khi nghe thông tin HTX được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bà con nông dân ai nấy đều vui mừng. Vậy là sau nhiều năm cố gắng giữ vững cái tâm trong nghề, cuối cùng những bó rau mà người nông dân vùng chuyên canh rau sạch thôn 6 trồng nên đã có chứng nhận để chứng minh rau đạt chuẩn.
Dẫn chúng tôi đi tham quan nhà sơ chế rau sạch vừa được UBND xã Nghĩa Dũng đầu tư xây dựng ngay trong cánh đồng chuyên canh, hầu hết bà con nông dân đều hồ hởi: “Thời gian đến, rau sau khi thu hoạch xong sẽ được đưa vào đây để đóng gói, in nhãn mác rồi mới đem ra thị trường tiêu thụ. Vậy là rau sạch do chúng tôi trồng cuối cùng cũng có nhãn hiệu riêng để người tiêu dùng nhận biết và tin tưởng”.
Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh vừa cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất rau cho Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh rau an toàn xã Nghĩa Dũng, thành phố Quảng Ngãi, với diện tích sản xuất 10,22 ha, công suất sơ, chế biến đạt 5 tấn/ngày.
Có thể bạn quan tâm
Đã đến ngày bắp cho thu hoạch, thế nhưng người dân ở thôn Cây Da, xã Phú Văn (Bù Gia Mập) lại đang dở khóc dở mếu. Bắp bị thương lái trả lại, hủy hợp đồng mua hàng với lý do bị nảy mầm ngay tại vườn rẫy.
“Đất đai là vốn quý của người nông dân, tuy nhiên không nhất thiết có nhiều đất thì họ mới làm giàu được”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Oánh ở ấp Cầu Rạt, xã Tân Phước (Đồng Phú), có 14 năm kinh nghiệm trồng rau cho thu nhập cao.
Anh Phạm Văn Nam ở khu phố 5, phường Thác Mơ (TX. Phước Long) có hơn 1 sào đất trồng rau húng lủi. Vào mùa nắng mỗi ngày anh cắt 20kg, mùa mưa giảm một nửa. Trung bình 20 ngàn đồng/kg, thu hoạch đến đâu anh bỏ mối đến đó, thậm chí có những thời điểm không đủ tiêu thụ ở chợ thị xã Phước Long.
Quảng Nam đang nỗ lực phòng, chống bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi nói riêng, khống chế dịch bệnh trong nuôi tôm nước lợ nói chung.
Dịch cúm gia cầm vừa bùng phát trên đàn chim cút ở tỉnh Tiền Giang. ở Đồng Nai, nơi có tổng đàn chim cút khá lớn, nguy cơ bùng phát dịch khá cao. Phóng viên Báo Đồng Nai có trao đổi với ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh.