Khẩn Trương Thu Hoạch Lúa Hè Thu Trước Khi Lũ Lụt Tràn Về
Đến cuối tháng 9-2014, Tiền Giang đã thu hoạch được trên 73.000 ha/77.000 lúa hè thu. Năng suất bình quân 50,9 tạ/ ha, tăng hơn 0,6 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước và sản lượng đạt trên 372.000 tấn lúa . Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo các huyện trong vùng ngập lũ khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu còn lại, không để thiệt hại do lũ lụt gây ra.
Qua khảo sát, diện tích lúa hè thu chưa thu hoạch chủ yếu nằm ở các huyện đầu nguồn: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước. Còn khoảng trên 600 ha lúa hè thu gieo sạ trễ ở các xã Hậu Mỹ Bắc A (Cái Bè) và Mỹ Thành Bắc (Cai Lậy), đê bao chưa bảo đảm cao trình ngăn lũ.
Các địa phương đang tích cực thuê cơ giới thi công gia cố đê, nâng cao cao trình chống lũ, tạo điều kiện để nông dân thu hoạch dứt điểm vào cuối tháng 9-2014.
Vụ hè thu 2014, Tiền Giang thực hiện lịch gieo sạ đồng loạt phù hợp với từng tiểu vùng đảm bảo né rầy, vừa né lũ ở các huyện phía thượng nguồn phía Tây và né hạn mặn ở các huyện duyên hải phía Đông. Bên cạnh đó, còn khuyến khích nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh: "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm", công nghệ sinh thái trên cây lúa.
Giá lúa hè thu trong những ngày qua dao động từ 4.900 - 5.100 đồng/kg tùy theo địa bàn đối với giống lúa IR 50404, lúa hạt dài có giá khoảng 5.200 - 5.400 đồng/kg, tăng trên 1.000 đồng/kg so với đầu vụ. Với giá trên và năng suất lúa 75 - 80 tạ/ha, bà con đạt giá trị sản xuất từ 35 - 40 triệu đồng/ha, lãi từ 30% trở lên.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh nên từ đầu năm đến nay chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được duy trì ổn định, các loại dịch bệnh mặc dù có xuất hiện nhưng đã được ngăn chặn và khống chế kịp thời, không để bùng phát trên diện rộng.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn – Trường đại học An Giang phối hợp UBND xã Vĩnh Phước (Tri Tôn - An Giang) tổ chức hội thảo “kết nối nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi và khảo sát tiềm năng phát triển du lịch”. Qua đó, các doanh nghiệp thống nhất kế hoạch hợp tác với nông dân tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi, các sản phẩm rau màu sản xuất trên nền diện tích lúa mùa nổi với giá ổn định; hình thành điểm du lịch lúa mùa nổi gắn với khung cảnh đồng quê xưa. Đồng thời, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gạo lúa mùa nổi…
"Trồng rau ăn lá an toàn theo hướng VietGap" đang là mô hình sản xuất mà người dân các quận ngoại thành TP. Hồ Chí Minh nói chung, và nông dân các phường Hiệp Thành, P Thới An và phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 nói riêng đang triển khai với qui mô rộng, đã và đang cho thu hoạch với kết quả khả quan. Với xu thế hội nhập hiện nay, để được ổn định về giá cả sản phẩm nông nghiệp cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, thì sản phẩm: rau sạch phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, sản xuất rau theo hướng VietGap là điều kiện bắt buộc hiện nay nếu như sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường.
WWF cùng với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) triển khai thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”. Mục tiêu của dự án này là đến năm 2020 ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam trở thành ngành bền vững với môi trường. Đây là nhưng tiêu chí cơ bản nằm trong bộ tiêu chuẩn ASC.
Hàng năm, sau khi thu hoạch xong vụ hè-thu, trong thời gian nông nhàn mùa mưa lũ, bà con nông dân xã Tân Thủy (Lệ Thủy - Quảng Bình) đã tận dụng nguồn nước dồi dào từ hồ Bàu Sen để thả cá vụ ba mang lại thu nhập cao, cải tạo ruộng lúa cho mùa vụ mới.