Khan hiếm, hành tây Đà Lạt bất ngờ đội giá cao kỷ lục
Ghi nhận tại chợ Đà Lạt, hiện tại có rất nhiều mặt hàng hành tây được bày bán ở đây.
Theo các tiểu thương, giá hành tây Đà Lạt dao động từ 25.000 - 40.000 đồng/kg, nhiều loại hành tây khác không rõ nguồn gốc hoặc xuất xứ từ Trung Quốc có giá chưa bằng một nửa hành Đà Lạt.
Riêng, tại siêu thị BigC Đà Lạt, hành tây có giá lên tới 44.500 đồng/kg.
Được biết, thời điểm này Đà Lạt đang trái vụ hành tây, nhà vườn không có hàng để cung cấp cho thị trường.
Khan hiếm hành tây là nguyên nhân đẩy giá loại nông sản này lên cao trong thời gian qua.
Theo anh Hưng, chủ cửa hàng thực phẩm trên đường Nguyễn Công Trứ (Đà Lạt): “Trước đây hành tây Đà Lạt rẻ, tôi thường đóng hàng đi TP.
Hồ Chí Minh, nhưng hiện tại nguồn hàng khan hiếm, nhập được số lượng ít nên chỉ để bán ở cửa hàng thôi.
Giá thì cao thật, nhưng không có hàng để bán”.
Vào tháng 6, nhiều tấn hành Đà Lạt phải đổ bỏ vì bán không được
Tại chợ Bùi Thị Xuân (TP Đà Lạt), khi khách hàng hỏi mua hành tây của Đà Lạt với số lượng lớn với giá cao nhưng các tiểu thương ở đây đều lắc đầu vì “mùa này, lấy đâu ra nhiều hành tây Đà Lạt mà bán…”.
Theo cô Lại Thị Duyên, phường 7, TP Đà Lạt - nơi trồng hành tây trọng điểm của thành phố: “
Hiện đang là trái vụ lại gần đến tết rồi, giá hành tăng là chuyện bình thường, mặt hàng nào cũng vậy thôi.
Thường thì khan hiếm hàng nên giá cao, lúc được mùa thì mất giá.
Với mức giá này mà ở trong vụ thu hoạch thì nông dân lãi to”.
Hiện tại, giá hành tây tại Đà Lạt đang được bán với giá cao kỷ lục
Trước đó vài tháng, nhiều nông hộ ở TP Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng) phải đem đổ bỏ hàng chục tấn hành tây hư hỏng, vì tích trữ chờ lên giá hoặc bán tháo với giá khoảng 3.000 đồng/kg, thậm chí có loại chưa tới 1.000 đồng/kg.
Còn khoảng hơn một tháng nữa Lâm Đồng mới chính thức bước vào vụ thu hoạch hành tây.
Do đó, nhiều tiểu thương nhận định trong khoảng thời gian tới, hành tây Đà Lạt vẫn khan hiếm, giá bán có thể sẽ còn ở mức cao và tiếp tục tăng.
Có thể bạn quan tâm
Tôm hùm nuôi thương phẩm xuất khẩu hiện có giá từ 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, giảm khoảng 600.000 đồng so với năm ngoái. Với giá này, người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ đối với những hộ nuôi cầm cự đến cuối vụ.
Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp được coi là cơ sở cho việc chứng minh nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, tại BR-VT, việc thực hiện đại trà VietGAP trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) vẫn còn nhiều vướng mắc. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác nguồn lợi từ thế mạnh NTTS.
Với lợi thế có đường bờ biển dài (21km), vùng bãi triều rộng trên 5.500ha, trên 2.900ha rừng ngập mặn, diện tích mặt biển trên 12.000ha cùng nguồn lợi thuỷ, hải sản tự nhiên phong phú, những năm qua, phát triển thuỷ sản tại Đầm Hà (Quảng Ninh) được coi là một trong những mũi nhọn kinh tế, không những đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần giúp cho huyện ven biển này có những bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau Lý Văn Thuận cho biết, đến thời điểm này, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 266.500 tấn, trong đó có 86.500 tấn tôm, tương đương so cùng kỳ năm trước.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu tôm đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 29,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm ước đạt 1,2 tỷ USD, giảm 29,2% so với cùng kỳ. Dự báo tổng xuất khẩu tôm Việt Nam trong 6 tháng cuối năm đạt trên 1,9 tỷ USD, còn cả năm ước đạt 3,2 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.