Khám phá máy ép bún điều khiển hoạt động bằng mắt quang học
Vốn là thợ cơ khí, anh Huỳnh Nguyễn Ngọc Thanh (thôn Cửu Lợi Tây, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) đã mày mò, chế tạo thành công chiếc máy ép bún số 8 điều khiển hoạt động bằng mắt quang học.
Anh Huỳnh Nguyễn Ngọc Thanh bên chiếc máy ép bún số 8 điều khiển hoạt động bằng mắt quang học đã mang về cho anh giải nhất trong hội thi “Sáng tạo nhà nông” năm 2014 của tỉnh Bình Định.
Theo anh Thanh, máy ép bún số 8 điều khiển hoạt động bằng mắt quang học giúp giảm nhân công và năng suất cải thiện đáng kể.
Hiện tại, đã có khoảng gần 40 chiếc máy được bán cho người dân làm bún khắp vùng với giá khoảng 19 triệu đồng/máy.
Đối với máy thông thường, khi ép bún cần phải thông qua 1 dụng cụ điều khiển rất bất tiện cho người sử dụng, khi dùng chiếc máy có gắn mắt quang học thì công việc này gần như tự động.
“Khác với các loại máy ép bún số 8 thông thường, loại máy này được trang bị thêm mắt quang học vào phía dưới bộ phận vỉ đưa qua. Về nguyên lý, khi có vật cản (vỉ) tác động thì mắt quang học sẽ điều khiển máy ép hoạt động, ép ra sợi bún rơi xuống vỉ. Sau khi khởi động máy, người thợ chỉ cần đưa vỉ vào và mang bún ra phơi nhanh chóng. Khi không có vỉ phơi tác động, bộ phận cảm biến bằng mắt quang học sẽ tự động nhận biết và điều khiển máy ngừng ép, nhưng động cơ vẫn hoạt động và chờ đến lượt vỉ phơi khác đưa vào mà không cần phải ngắt công tắc như trước” - anh Thanh cho hay.
Với chiếc máy sáng tạo này, anh Thanh đã giúp những hộ làm bún số 8 ở địa phương giảm được chi phí nhân công lao động, thời gian và tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo chân anh Thanh, chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Bảy (50 tuổi, trú thôn Cửu Lợi Tây) để chứng kiến hoạt động của chiếc máy ép bún số 8 có gắn mắt quang học.
Rất gọn gàng, mỗi khi bà vợ ông Nguyễn Bảy đưa tấm vỉ vào máy, những sợi bún tự động chảy xuống vỉ, khi tấm vỉ được rút ra, bún ngưng chảy.
“Trước đây, phải có 4 nhân công mỗi ngày mới làm được 1 tạ bột, ra được 58kg bún khô, nay chỉ cần 2 người đã làm thoải mái, mới đến trưa đã xong công việc cả ngày. Ráo bột xong, bỏ vào khuôn, đưa vào máy; 1 người đứng vỉ hứng bún, 1 người mang vỉ bún đi phơi, gọn trơn. Mỗi ngày làm 1 tạ bột, chỉ ép 10 lần, mỗi lần 12 cục (10kg) là xong. Mỗi cái máy giá 19 triệu đồng với nhà nông phải “gồng” mới mua nổi, nhưng dùng máy rồi mới thấy hiệu quả rất thiết thực”- ông Bảy chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, chăn nuôi Dak Lak phát triển ổn định, riêng 9 tháng năm 2014, tổng đàn gia súc đã phát triển lên gần 897.000 con, trong đó đàn trâu 33.962 con; bò 166.788 con, bò lai chiếm 13,76% tổng đàn, riêng đàn bò sữa hiện có 93 con, trong đó bò cái cho sữa 57 con, chiếm 61,3 % tổng đàn bò sữa; đàn heo trên 696.000 con, tỷ lệ heo nái chiếm 12,47% tổng đàn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 46.426 tấn; đàn gia cầm 8.675.771 con.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, tổng sản lượng thủy sản 8 tháng đầu năm ước đạt trên 4 triệu tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng khai thác ước đạt gần 1,9 triệu tấn, tăng 4,6%, sản lượng nuôi trồng ước đạt trên 2 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau một thời gian dài giá giảm mạnh, nông dân Bến Tre đổ xô đốn bỏ cây ca cao, đến nay, đầu ra của loại cây này rất ổn định, giá cao. Đặc biệt, những khu vườn được cấp chứng nhận UTZ cho thu nhập cao hơn cả cây dừa - cây trồng chính của các nhà vườn Bến Tre.
Bên cạnh đó, nhiều sâu bệnh khác cũng gây hại đáng kể như: Rầy nâu, rầy lưng trắng; khô vằn... Cục Bảo vệ thực vật cảnh báo, thời gian tới, một số sâu bệnh tiếp tục gia tăng gây hại. Do đó, các địa phương cần chủ động các biện pháp phòng chống.
Mặc dù có những bước phát triển tích cực trong khai thác thủy sản, song ở tỉnh ta vẫn còn tình trạng số lượng lớn tàu cá công suất nhỏ và cả tàu cá công suất lớn tập trung khai thác thủy sản trái phép ở vùng ven bờ, sử dụng các ngư cụ, phương pháp khai thác mang tính hủy diệt dẫn đến nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, môi trường bị xâm hại, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của ngư dân.