Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khấm khá nhờ nuôi dế

Khấm khá nhờ nuôi dế
Publish date: Tuesday. December 1st, 2015

Khởi nghiệp bằng nghề thợ xây mưa nắng dãi dầm nhưng cuộc sống vẫn chật vật, anh Hưng lên đường vào Nam lập nghiệp.

Qua nhiều thăng trầm, người thanh niên trẻ vẫn chưa thể tìm ra sinh kế hiệu quả cho đến khi anh tình cờ xem một phóng sự về nuôi dế trên truyền hình.

Nghĩ là làm, anh bắt tay ngay vào thực hiện mô hình này tại Bình Dương với chỉ vỏn vẹn vài triệu đồng trong tay.

Thời gian đầu anh gặp thất bại vì dế chết hàng loạt.

Để cải thiện kỹ thuật, anh theo chân một người bà con sang Thái Lan tiếp tục học tập mô hình nuôi dế rồi quay về ngày đêm nghiên cứu cách chăm sóc dế đúng quy trình nhất.

Sau đó, anh Hưng quyết về quê nhà tại Điện Thắng để thực hiện hoài bão của mình.

Qua bảy năm, với sự dám nghĩ dám làm, thành công đã mỉm cười với anh Hưng.

Chỉ cần căn phòng nhỏ với diện tích khoảng 50m2, anh Hưng kê thêm ba kệ tủ là có thể xuất được khoảng 5kg dế thịt một ngày với giá khoảng 200 ngàn đồng/kg.

Ngoài ra lượng dế không đạt yêu cầu anh Hưng lấy ngắn nuôi dài làm thức ăn cho rắn mối hoặc bán làm mồi cho chim.

Hiện tại, anh Hưng cũng có một chuồng rắn mối với khoảng 700 con, giá rắn mối trên thị trường xấp xỉ 50 ngàn đồng/kg.

Sắp đến, anh Hưng còn dự tính mở rộng quy mô nuôi rắn mối bởi hiện tại nguồn cầu đã vượt cung rất nhiều.

Anh Hưng tâm sự: “Nhìn con dế nhỏ xíu, nhẹ hều nên nhiều người nghĩ rằng bao giờ cho đủ một ký dế bán mà nuôi cho mệt nhưng thực ra một con dế giống đã có thể sinh sản một ký dế thịt.

Giá dế cực kỳ ổn định mà nguồn cầu rất nhiều, không ít lần khách lạ đặt hàng tôi không dám nhận vì sợ không đủ số lượng để cung cấp”.

Thị trường hiện tại của trại dế Ba Hưng phủ rộng khắp toàn quốc, loại dế vàng mà anh Hưng mày mò lai từ dế cơm và dế chó thịt rất thơm ngon nên được các nhà hàng, quán nhậu khắp nơi ưa chuộng.

Ngoài phát hành các tập sách để hướng dẫn kỹ thuật nuôi loại côn trùng này, anh Hưng còn tỉ mỉ hướng dẫn cặn kẽ mọi thao tác như cách vệ sinh dế, kỹ thuật đẻ, úm con… cho nhiều nông dân ở Đại Lộc, Duy Xuyên, Tam Kỳ muốn tìm hiểu nhân rộng mô hình này.

Trại của anh cũng nhận thu mua dế sống từ chính các hộ mà anh hỗ trợ kỹ thuật với giá chênh lệch rất ít nhằm hỗ trợ tối đa cho người nuôi.

Ông Trương Công Liên - Chủ tịch Hội Nông dân xã Điện Thắng Trung cho biết, tinh thần đam mê, nghị lực làm giàu của Hưng rất đáng học hỏi.

Bởi một số hộ dân trên địa bàn dù được anh Hưng hướng dẫn nhiệt tình nhưng do không có sự kiên trì nên đều bỏ cuộc giữa chừng”.


Related news

VRG Đổi Mới Kỹ Thuật, Nâng Cao Chất Lượng Vườn Cây VRG Đổi Mới Kỹ Thuật, Nâng Cao Chất Lượng Vườn Cây

Hôm qua (15/7), Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG) đã tổ chức Hội nghị Nông nghiệp lần V tại Cty Cao su Đồng Phú (Bình Phước), không nằm ngoài mục đích trên.

Wednesday. July 16th, 2014
Ông Mai Văn Thum Với Mô Hình Trồng Nấm Bào Ngư Ông Mai Văn Thum Với Mô Hình Trồng Nấm Bào Ngư

Những năm gần đây, nhiều nông dân có thu nhập ổn định, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn trước nhờ trồng nấm bào ngư. Bởi, mô hình “làm chơi, ăn thiệt” này không đòi hỏi chi phí đầu tư cao, kỹ thuật trồng đơn giản, lại nhẹ công chăm sóc.

Friday. August 1st, 2014
Trăn Nuôi Rớt Giá Trăn Nuôi Rớt Giá

tại thì chỉ còn khoảng 500.000 đ/con. Còn trăn lớn hơn, sau 24 tháng nuôi, bán với giá 350.000 đ/kg, người nuôi thu lãi trên 4 triệu đ/con thì nay chỉ còn khoảng 3 triệu đ/con. Thị trường trăn giống cũng giảm mạnh. Cách đây hơn 1 tháng, trăn giống bán với giá 450.000 đ/con nhưng hiện tại chỉ dao động từ 260.000 - 320.000 đ/con.

Wednesday. July 16th, 2014
Nỗi Lo Nỗi Lo "Tắc Thị Trường" Nông Sản

Mặc dù mùa vụ xuất khẩu vải thiều đã trôi qua khá suôn sẻ, nhưng có mặt tại một số cửa khẩu xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh Lạng Sơn như: Tân Thanh, Cốc Nam vào những ngày cuối tháng 7-2014, chúng tôi vẫn cảm nhận được nỗi lo lắng, trăn trở của người sản xuất về tình trạng ứ đọng hàng nông sản xuất khẩu do chuyện tắc đường, "tắc thị trường"...

Friday. August 1st, 2014
Phát Triển Nuôi Cá Lồng Bền Vững Tại Các Tỉnh Miền Núi Phía Bắc Phát Triển Nuôi Cá Lồng Bền Vững Tại Các Tỉnh Miền Núi Phía Bắc

Theo báo cáo của các địa phương, năm 2013 diện tích nuôi cá lồng, bè của các tỉnh miền núi phía Bắc là 3.408 lồng với sản lượng 5.689 tấn; tập trung chủ yếu tại các tỉnh Hòa Bình (1.350 lồng, sản lượng 3.000 tấn), Sơn La (540 lồng, sản lượng đạt 864 tấn), Phú Thọ (472 lồng, sản lượng 1.358 tấn).

Wednesday. July 16th, 2014