Khai Giảng Lớp Tập Huấn Canh Tác Giống Lúa Chịu Mặn Theo Hướng VietGAP

Thực hiện Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học tại tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ). Ngày 23/8/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKN-KN) phối hợp cùng Ban quản lý Dự án GIZ tổ chức khai giảng 2 lớp tập huấn “Kỹ thuật canh tác giống lúa chịu mặn theo hướng VietGAP” tại vùng tôm - lúa của 2 xã Phong Thạnh và Phong Thạnh A, huyện Giá Rai.
Đến dự khai giảng lớp tập huấn có đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Dự án, lãnh đạo TTKN-KN, đại diện Trung tâm Giống Nông nghiệp - Thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giá Rai, Trạm KN-KN huyện Rai, Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Gía Rai, chính quyền địa phương cùng 60 bà con nông dân 2 xã Phong Thạnh và Phong Thạnh A tham dự (mỗi lớp 30 nông dân).
Tại buổi khai giảng, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Dự án GIZ khai thông ý nghĩa và tính cấp thiết của việc thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.
Ông Nguyễn Phương Hùng, phó Giám đốc TTKN-KN, triển khai một số vấn đề liên quan đến lớp tập huấn như: kinh phí, nội quy của lớp, thời gian học, trợ huấn cụ phục vụ cho công tác học tập và gỉảng dạy. Theo kế hoạch mỗi lớp gồm 8 ngày (1 ngày khai giảng, 1 ngày tổng kết, 6 ngày học trên lớp và thực hành).
Lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ thuật cho bà con nông dân canh tác lúa trên đất nhiễm mặn. Nông dân trực tiếp sản xuất những giống lúa có khả năng chịu mặn ngay trên đồng đất của mình để chọn những giống thích hợp nhất, có năng suất, nhằm giảm rủi ro, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao đời sống. Đặc biệt là ứng phó trước tình hình thời tiết biến đổi bất thường như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2015 đã xác định, trong 5 năm tới, ngành Nông nghiệp vẫn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn được quan tâm khuyến khích đầu tư.

Trong những ngày này, tại xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắc Kạn) nhiều tư thương đã cho cả xe tải từ các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội đến các hộ dân để thu mua quýt. Không khí mua bán chưa nhộn nhịp do mới bắt đầu vào vụ thu hoạch, nhưng các hộ dân khá vui vì giá thu mua tương đối cao.

5 năm trở lại đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả canh tác, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã xây dựng được một số vùng chuyên canh cây ăn quả, lúa hàng hóa, chăn nuôi... Nhờ đó, thu nhập của người nông dân được nâng lên từng ngày.

Trong hai tháng qua, các hộ gia đình chăn nuôi dê tại thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải mất ăn, mất ngủ bởi đàn dê của họ bỗng nhiên xuất hiện một "bệnh lạ", bệnh từ từ lây truyền từ con này sang con khác. Tính đến thời điểm này đã có 196 con dê của 12 hộ gia đình trong thôn đã bị mắc bệnh này, trong đó có 12 con đã bị chết.

Giữa tháng 5, ngư dân Quảng Điền không cầm được nước mắt khi phải đối mặt với tình cảnh tôm nuôi lại chết. Đến xã Quảng Phước, nơi có hồ tôm nuôi vừa bị chết do bệnh đốm trắng và môi trường,tận mắt chứng kiến, chúng tôi mới thấy được cảnh người dân thẫn thờ, mất ăn, mất ngủ khi cả vốn lẫn công đều ra đi.