Diện Tích, Sản Lượng Cá Tra Tại Tiền Giang Và Bến Tre Đều Tăng
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù giá cá tra đang nằm ở mức cao hơn giá thành sản xuất từ 2.000 - 3.000 đồng/kg nhưng diện tích thả nuôi và sản lượng cá tra hầu hết các tỉnh tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tính đến thời điểm này đều giảm, trừ Tiền Giang và Bến Tre tăng.
Trong 4 tháng đầu năm 2014, diện tích nuôi cá tra của các tỉnh ĐBSCL ước đạt 5.300 ha, với sản lượng 243 ngàn tấn. Trong đó, diện tích và sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, Vĩnh Long diện tích thả nuôi cá tra là 419 ha (giảm 3,6%), sản lượng 30.400 tấn (giảm 27,8%); An Giang diện tích 476 ha (giảm 38,9%), sản lượng 45.689 tấn (giảm 30,8%); Đồng Tháp diện tích 1.149 ha (giảm 0,7%), sản lượng 83.102 tấn (giảm 7,9%); Cần Thơ diện tích 602 ha (giảm 16,4%) nhưng sản lượng đạt 23.200 tấn (tăng 5,74%).
Tuy nhiên, tại Tiền Giang và Bến Tre, tình hình sản xuất cá tra khá hơn, diện tích và sản lượng 2 tỉnh này đều tăng. Tiền Giang diện tích 104 ha (tăng 18%), sản lượng 10.900 tấn (tăng 17%); Bến Tre diện tích 608 ha (tăng 10,5%), sản lượng 40.000 tấn (tăng 5,3%).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long cho biết, thời gian này cá tra phát triển khá tốt, các cơ sở nuôi đang tiếp tục thả giống. Do giá thu mua cá tra nguyên liệu trong tháng tăng nhẹ, dao động từ 24.500 - 25.500 đồng/kg, người nuôi bắt đầu có lãi. Với giá bán cá hiện nay, người nuôi có lãi từ 2.000 - 3.000 đồng/kg nhưng số cơ sở hưởng lợi rất ít vì thời gian dài cho cá ăn cầm chừng nên cá chưa đủ kích cỡ thương phẩm để bán.
Có thể bạn quan tâm
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.
Giai đoạn đầu mới thành lập, các nông - lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao quản lý một lượng lớn diện tích lớn đất rừng, đất sản xuất. Tuy nhiên, khi thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế thị trường, các nông lâm trường phải tự hạch toán kinh doanh, chuyển thành các công ty nông, lâm nghiệp, sau đó thực hiện cổ phần hóa thì vấn đề quản lý sử dụng đất đã nảy sinh nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hệ lụy.
Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty lâm nghiệp Yên Lập (tiền thân là Lâm trường Yên Lập được thành lập từ năm 1963) được giao nhiệm vụ trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng sản xuất đáp ứng nguyên liệu ngành giấy, ngoài ra công ty còn tổ chức sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp, chế biến lâm sản...
Vụ chiêm xuân năm nay huyện Hạ Hòa gieo cấy được gần 4.000ha lúa. Hiện lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đã trỗ bông chờ ngày thu hoạch. Để bảo vệ sản xuất vụ chiêm xuân và nhằm mục tiêu đạt năng suất, sản lượng cao huyện đã chú trọng việc chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Đặc biệt huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức chiến dịch diệt chuột tập trung. Đến nay, trên đồng ruộng tình trạng chuột phá hại đã giảm hẳn.
Diễn biến thời tiết bất thường, lũ xuất hiện trái mùa xảy ra cuối tháng 3 vừa qua khiến nông dân dọc vùng sông Vu Gia - Thu Bồn thiệt hại về hoa màu không nhỏ. Chính điều này, buộc ngành trồng trọt phải cơ cấu lại sản xuất, dần bỏ thói quen canh tác theo… kinh nghiệm.