Kết Quả Tích Cực, Rất Đáng Nhân Rộng
Nuôi hươu sao lấy nhung là mô hình còn khá mới ở huyện Vân Canh. Những thành công bước đầu từ mô hình mở ra hướng phát triển đa dạng hóa vật nuôi, mang lại kinh tế cao cho người dân.
Năm 2012, lãnh đạo 2 huyện Vân Canh và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) là 2 đơn vị kết nghĩa tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Huyện Hương Sơn giới thiệu mô hình nuôi hươu sao lấy nhung vốn đã giúp nhiều gia đình ở đây vươn lên thoát nghèo cho Vân Canh.
Sau khi nghiên cứu thực tế, huyện Vân Canh triển khai thí điểm mô hình nuôi hươu sao, bắt đầu bằng việc cho 4 hộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm về nuôi hươu sao ở huyện bạn. Tháng 12.2012 huyện Hương Sơn hỗ trợ 50% chi phí, huyện Vân Canh đối ứng phần còn lại để mua 4 cặp hươu sao 18 tháng tuổi đưa về Vân Canh.
Số hươu này được huyện chuyển giao cho 4 hộ: Lê Thanh Những, Nguyễn Thị Quê (thị trấn Vân Canh); Đinh Văn Đỗ, Nguyễn Trọng Đào (xã Canh Vinh) để nuôi thử nghiệm.
Ông Đinh Văn Đỗ - chủ hộ nuôi hươu cho biết: Con hươu sao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng Vân Canh. Hươu ưa điều kiện chuồng trại sạch sẽ, thích ăn các loại lá sung, mít, khoai lang, cỏ voi, cỏ sữa và nhiều loại củ quả như khoai lang, chuối...
Hươu có thể ăn được cả trái điều là loại trái chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng rất cần thiết cho chúng vào mùa cắt nhung. Trung bình mỗi con hươu ăn khoảng 10 kg/ngày. Vào thời kỳ động đực và lấy nhung, khẩu phần thức ăn của một con mỗi ngày tăng lên khoảng 30 kg cỏ lá.
Sau 6 tháng tiếp nhận, thả nuôi hươu, gia đình nhà ông Đinh Văn Đỗ đã thu hoạch được 5 lạng nhung đầu tiên. Với giá hiện nay 1,2 triệu đồng/lạng, gia đình ông thu về hơn 6 triệu đồng. Các hộ còn lại đã tiến hành cho thu hoạch nhung từ 4-6 lạng/1 con.
Qua hơn 2 năm thực hiện mô hình, có thể khẳng định rằng việc nuôi hươu ở Vân Canh là phù hợp, hươu nuôi trong điều kiện chuồng trại vẫn sinh sản bình thường, nghề nuôi hươu cho thu nhập đáng kể.
Ông Nguyễn Trọng Đào cho biết: Việc lãnh đạo huyện Vân Canh nghiên cứu và mạnh dạn thử nghiệm việc nuôi hươu là rất tích cực. So với một số vật nuôi khác như heo, bò, nuôi hươu sao lấy nhung đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Tôi hy vọng huyện sẽ cho phát triển nhân rộng mô hình này để nhiều người tiếp cận vật nuôi mới, xây dựng thương hiệu Hươu Vân Canh.
Có thể bạn quan tâm
Chúng tôi về huyện Long Thành (Đồng Nai), len lỏi qua hàng chục cây số đường đất đỏ, đi dưới những tán rừng cao su xanh ngút tầm mắt, phải cua quẹo qua hàng chục ngã rẽ mới vào đến trang trại của anh Nghiêm Gia Dũng (ấp 2, xã Bàu Cạn).
Theo anh Trường, thôn Khuôn Kén có đồi rừng rộng, nguồn sinh thủy dồi dào, thuận lợi chăn nuôi đại gia súc như ngựa bạch. Đáng chú ý, vốn đầu tư nuôi ngựa không cao, một con ngựa bạch giống 5 tháng tuổi chỉ từ 10-15 triệu đồng. Sau ba năm ngựa cái bắt đầu sinh sản, mỗi năm đẻ một lứa (thường mỗi lứa đẻ một con). Ngựa đực trưởng thành có giá cao, nhiều con tới 50-60 triệu đồng.
Ngày 5-12, tại Hội nghị tổng kết niên vụ 2013-2014, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn vụ đạt gần 1,7 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỉ USD (tăng hơn 17% về lượng, 12,5% về giá trị so với niên vụ trước).
Quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi là biện pháp hữu hiệu trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay công tác này của ngành chức năng Tuyên Quang đang gặp khó khăn bởi nguồn giống phục vụ chăn nuôi không bảo đảm và kết quả công tác tiêm phòng hằng năm cho đàn gia súc, gia cầm vẫn đạt thấp.
Mấy năm gần đây, tại thôn 5, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), hoạt động nuôi thỏ giống nhập ngoại rất phát triển, các trang trại nuôi quy mô lớn thi nhau ra đời. Một trong số đó là trại thỏ Quốc Cường của chàng trai trẻ Dương Văn Chính (ngụ tại phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng).