Kết Quả Mô Hình Nuôi Ghép Cá Chép V1 Là Chính
Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2013 Trung tâm KNKNKN Thái Bình thực hiện mô hình nuôi ghép cá chép V1 là chính thuộc dự án “Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa” với qui mô 10.000m2 tại huyện Vũ Thư.
Mô hình được triển khai từ tháng 2 năm 2013 tại hộ bà Hoa (qui mô 3000 m2) ở xã Minh Lãng, hộ ông Đệ (qui mô 4500 m2) và hộ ông Thường (qui mô 2500m2) ở xã Song Lãng. Đây là những hộ có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, ao đầm đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật theo yêu cầu của dự án. Yêu cầu kỹ thuật của mô hình là phải đảm bảo: mật độ 3 con/ m2, tỷ lệ sống trên 70 %; cá thu hoạch trên 0,4 kg; hệ số thức ăn 1,5; năng suất đạt 8 tấn/ha, số lượng cá giống 30.000 con. Tỷ lệ ghép từng đối tượng cá chép V1 chiếm 50 % tương đương 15.000 con; cá mè 25% tương đương 7500 con, cá trôi 15% tương đương 4500 con, cá trắm cỏ 10% tương đương 3000 con.
Cán bộ kỹ thuật đã tập huấn cho các hộ tham gia mô hình về đặc điểm sinh học các đối tượng cá truyền thống, kỹ thuật chuẩn bị và thả cá giống, hướng dẫn cách ghi chép nhật ký mô hình, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cá và quản lý môi trường ao nuôi. Mô hình còn hỗ trợ các hộ tham gia thức ăn cho cá, các loại hóa chất cần thiết như vôi, các chế phẩm sinh học...
Cá giống được mua tại Trại giống nước ngọt Vũ Lạc thuộc Trung tâm giống thủy sản Thái Bình đảm bảo chất lượng, được thả vào ngày 26/2/2013 đảm bảo mật độ. Đánh giá diễn biến tình hình thời tiết, cán bộ kỹ thuật theo dõi mô hình cho biết: Năm 2013 điều kiện thời tiết diễn biến rất phức tạp. Mùa xuân nhiệt độ vẫn còn nhiều đợt rét kéo dài. Những ngày tháng 7, 8 có nhiều ngày nhiệt độ tăng cao 37-38 độ xen kẽ lại có những ngày mưa nhiều, lượng mưa lớn khiến nhiều vùng có nguy cơ ngập úng ảnh hưởng không nhỏ đến sức sống và sinh trưởng của đối tượng thủy sản. Nhiều ao có nuôi ghép các giống cá khác nhau bị bệnh. Do thực hiện tốt các khâu kỹ thuật ngay từ đầu khi cải tạo ao, dùng thuốc phòng ngay sau khi thả cá, cho cá ăn đủ chất, đủ lượng, thường xuyên bón vôi, thay nước nên các ao cá trong mô hình không xuất hiện bệnh.
Kết quả mô hình cho thấy: Hộ nhà bà Hoa số lượng cá thả 9000 con, tỷ lệ sống 82-86%, trọng lượng bình quân 0,8-1,1 kg/con, năng suất đạt 21,8 tấn/ha. Hộ ông Đệ số lượng cá thả 13.500 con, tỷ lệ sống 85-88%, trọng lượng bình quân 0,75-1,3 kg/con, năng suất đạt 22,39 tấn/ha. Hộ ông Thường số lượng cá thả 7.500 con, tỷ lệ sống 83-86%, trọng lượng bình quân 0,75-1,2 kg/con, năng suất đạt 21,11 tấn/ha. Kết quả trên cho thấy mô hình đã đạt chỉ tiêu đề ra, lợi nhuận thu được 128.220.800 đồng. Ngoài ra, mô hình nuôi ghép cá chép V1 là chính không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Thành công của mô hình là cơ sở để nhân dân trong tỉnh đến tham quan học tập, khuyến cáo các hộ nuôi trồng thủy sản đa dạng hóa đối tượng nuôi. Việc đưa các loài cá vào nuôi tại các vùng chuyển đổi cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản tập trung làm tăng năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập, góp phần giữ gìn ổn định an ninh, thay đổi bộ mặt nông thôn tại Thái Bình.
Có thể bạn quan tâm
Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN&PTNT) tỉnh Trà Vinh cho biết tính đến nay các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành có hơn 9.500 hộ thả nuôi 838 triệu con tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên diện tích 10.123 ha. Tuy nhiên ngành thủy sản chỉ mới kiểm dịch được 269 triệu con, chiếm 32% số lượng tôm thả nuôi.
Một dự án để xác định "siêu chủng" cá rô phi ở Philippines sẽ giúp tăng mức sống của nông dân nuôi cá và người tiêu dùng nghèo, tạo cơ hội việc làm mới và cung cấp an ninh lương thực trên toàn quốc
“Xem xét điều chỉnh lại thời hạn vay nuôi cá tra theo chu kỳ nuôi cá từ 8 - 12 tháng” là đề xuất của Bộ NN&PTNT với NHNN nhằm cơ cấu lại nợ, tăng hạn mức cho vay đối với các hộ, doanh nghiệp nuôi và chế biến cá tra.
Là đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng giống cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh, từ cuối năm 2012, Trung tâm Giống thủy sản Hà Tĩnh đã tập trung bổ sung tăng đàn, chăm sóc, nuôi vỗ tốt 3,6 tấn cá giống bố mẹ để chuẩn bị cho vụ sản xuất cá giống năm 2013.
Nằm ở vùng trũng nhất của huyện Ứng Hòa (Hà Nội), nhưng nhờ biết cách biến nhược điểm thành lợi thế, đến nay, xã Hòa Lâm đã tạo điều kiện cho nhiều mô hình trang trại đa canh phát triển. Điển hình là trang trại của ông Tạ Văn Thắng, thôn Đống Long.