Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kết quả đợt cao điểm phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa

Kết quả đợt cao điểm phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa
Ngày đăng: 20/08/2015

Cử cán bộ tăng cường xuống cơ sở hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu hại; phối hợp chặt chẽ với Đài PT-TH tỉnh, Báo Phú Thọ tăng cường công tác tuyên truyền, xây dựng chuyên mục hướng dẫn nông dân (1 chuyên mục khuyến nông, 5 phóng sự về hướng dẫn kỹ thuật và công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trên địa bàn tỉnh); giới thiệu 5 công ty cung ứng thuốc (trả chậm) để các địa phương liên hệ mua thuốc; cho các địa phương mượn 24 bình phun thuốc động cơ phục vụ phun thuốc tập trung phòng trừ sâu cuốn lá. Các địa phương trên toàn tỉnh đã chỉ đạo phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân hai chấm từ ngày 30/7 - 7/8/2015. Tổng diện tích đã phun trừ sâu cuốn lá nhỏ là 17.200ha/17.200ha (bằng 100% diện tích cần phun), diện tích phun lại lần 2 là 6.563ha; phun trừ sâu đục thân là 657ha/657ha (bằng 100% diện tích cần phun).

Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Trên những diện tích đã phòng trừ có hiệu quả, mật độ sâu còn phổ biến 5-8 con/m2, cao 12-18 con/m2, đã đảm bảo an toàn. Trên những diện tích phun xong gặp mưa chưa được phun lại, hiệu quả phòng trừ thấp, mật độ phổ biến 20-50 con/m2, cao 60- 120 con/m2, cục bộ 200-300 con/m2. Phát dục tuổi 5 và nhộng, không còn khả năng gây hại.

Trên diện tích phòng trừ kém hiệu quả, tỷ lệ lá trắng trung bình 3-5%, cao 10-14%, cá biệt 30% (Phù Ninh, Hạ Hòa, Thanh Ba). Diện tích có tỷ lệ lá trắng từ 10-20% là 2.401,2ha; diện tích có tỷ lệ lá trắng trên 20% là 1.431,4ha. Huyện có nhiều diện tích lá trắng trên 20% gồm Thanh Ba, Phù Ninh, Hạ Hòa...

Đối với sâu đục thân: Trên những diện tích đã phòng trừ có hiệu quả tỷ lệ dảnh hại rất thấp phổ biến 0,1-1,0%, cao 2,2-2,7%. Trên những diện tích phun xong gặp mưa chưa được phun lại, hiệu quả phòng trừ thấp tỷ lệ dảnh hại phổ biến 4,1-5,2%, cục bộ 14,2% (Việt Trì). Phát dục chủ yếu tuổi 5 chuẩn bị vào nhộng và chuyển lứa.

Theo báo cáo và đánh giá của Sở NN và?PTNT, về kết quả đợt cao điểm phòng trừ sâu hại lúa mùa tháng 8 cho thấy: Công tác điều tra phát hiện, dự tính, dự báo được thực hiện tốt, xác định chính xác thời điểm sâu non nở rộ là cơ sở để tham mưu tốt công tác chỉ đạo phòng trừ; có sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành; các huyện đã có văn bản chỉ đạo tới các xã, phường, thị trấn chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh; về cơ bản, công tác chỉ đạo đã đáp ứng được yêu cầu phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo an toàn trong cao điểm đợt này.

Trong đợt cao điểm phòng trừ sâu hại lúa mùa từ ngày 30/7 đến 8/8/2015 nhiêu huyện đã quan tâm và chỉ đạo quyết liệt đồng thời có cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí phòng trừ sâu hại lúa, hạn chế ảnh hưởng thấp nhất đến sinh trưởng phát triển của cây lúa. Điển hình như các huyện: Tam Nông, Lâm Thao, Cẩm Khê, Thanh Thủy, Thanh Ba,...

Tuy nhiên, công tác chỉ đạo ở các huyện và xã không đồng đều do công tác củng cố tổ chức xung quanh Đại hội Đảng bộ cấp huyện. Công tác chỉ đạo và hiệu quả phòng trừ ở một số huyện chưa được tốt như: Phù Ninh, Hạ Hòa.

Sự phối hợp của phòng Nông nghiệp và PTNT với Trạm Bảo vệ thực vật ở một số huyện thiếu chặt chẽ như: Phòng Nông nghiệp huyện Yên Lập, Phù Ninh, nên hiệu quả phòng trừ chưa cao.

Do diện tích phòng trừ lớn, nhiều nơi thiếu lao động phun thuốc nhất là những vùng gần các khu công nghiệp; một bộ phận nông dân còn trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa thực sự chủ động trong phòng trừ sâu bệnh cho lúa.

Đặc biệt, do điều kiện thời tiết có mưa liên tục, kéo dài trong suốt thời gian chỉ đạo phun thuốc đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ và kết quả phòng trừ. Nhiều diện tích đã phun thuốc, nhưng do mật độ sâu quá cao, phun xong gặp mưa nên hiệu quả phòng chưa cao, phải phun lại lần 2. Một số diện tích bị trắng lá đến 30%, ít nhiều có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa nhưng đa phần không bị hại lá đòng.

Một số xã chỉ đạo không sát sao để nhiều diện tích bị sâu cuốn lá hại nặng, một số diện tích đã bị trắng lá, cụ thể: Xã Chuế Lưu, Vĩnh Chân, Yên Luật - huyện Hạ Hòa; xã An Đạo, Tử Đà, Vĩnh Phú - huyện Phù Ninh; xã Hiền Quan, Thanh Uyên, Hương Nha, Tề Lễ - huyện Tam Nông; xã Đông Thành, Đỗ Sơn, Thanh Hà, Mạn Lạn, Yên Nội - huyện Thanh Ba; xã Hùng Lô, Thụy Vân, Minh Nông, Minh Phương - thành phố Việt Trì; xã Cao Xá, Tứ Xã, thị trấn Lâm Thao- huyện Lâm Thao; xã Xương Thịnh, Sơn Tình, Văn Khúc, Phú Khê, Tình Cương, Tam Sơn, Tuy Lộc, Ngô Xá, thị trấn Sông Thao - huyện Cẩm Khê;...


Có thể bạn quan tâm

Thị trường phân bón ổn định Thị trường phân bón ổn định

Trong tháng 7 và 8, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, dự kiến nguồn cung phân đạm nói chung và ure nói riêng sẽ tiếp tục ổn định.

26/08/2015
Vị Xuyên tập trung chăm sóc lúa vụ Mùa Vị Xuyên tập trung chăm sóc lúa vụ Mùa

Vụ Mùa năm nay, huyện Vị Xuyên gieo cấy 4.357,2 ha lúa, trong đó lúa lai là 2.983,4 ha, lúa thuần 1.373,8 ha. Hiện, lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, bà con nhân dân đang tập trung chăm sóc và phòng, trừ sâu bệnh hại để giành thêm một vụ Mùa mới với năng suất và sản lượng cao.

26/08/2015
Đậu xanh hè thu được mùa, được giá Đậu xanh hè thu được mùa, được giá

Nắng trải đều trên những nương đậu hè thu là thời điểm bà con nông dân tập trung thu hoạch lứa thứ nhất. Vượt qua những thách thức của nắng hạn đầu vụ, đậu xanh năm nay được mùa, được giá.

26/08/2015
Thị trường ngư cụ trầm lắng Thị trường ngư cụ trầm lắng

Mùa nước nổi kéo theo nhiều tôm cá đổ về nội đồng, cũng là thời điểm nông dân tạm gác cuốc cày để thả lưới giăng câu. Nhưng năm nay, đã bước vào trung tuần tháng 7 âm lịch, nhiều cửa hàng bán ngư cụ vẫn thưa khách.

26/08/2015
Tái sử dụng mùn cưa trồng nấm sò để trồng nấm rơm, tại sao không? Tái sử dụng mùn cưa trồng nấm sò để trồng nấm rơm, tại sao không?

Mùn cưa cây cao su là nguyên liệu chính để trồng nấm sò, sau khi dùng xong, thải ra, ông Đỗ Đình Hòa ở xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định) tái sử dụng trồng nấm rơm có hiệu quả cao.

26/08/2015