Kết Luận Ban Đầu Về Hiện Tượng Cá Chết, Nổi Đầu Trên Kênh Xáng Xà No (Hậu Giang)

Thông tin từ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) căn cứ kết quả 2 lần phân tích ban đầu, có thể xác định sơ bộ một trong những nguyên nhân làm cá, tôm chết và nổi đầu trên kênh xáng Xà No (Hậu Giang) vừa qua là do nguồn nước bị thiếu oxy, nước có pH thấp, nhất là nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng của chất hữu cơ từ rơm, rạ.
Trước đó (ngày 20 - 9), sau khi nhận được phản ánh của người dân về hiện tượng cá, tôm chết và nổi đầu bất thường trên kênh xáng Xà No, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã cử cán bộ tiến hành lấy mẫu nước, cá để gửi Phòng thí nghiệm chuyên sâu (thuộc Viện Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ) phân tích các thông số có liên quan để xác định nguyên nhân vụ việc.
Qua kết quả 2 lần phân tích đều không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gốc Cypermerine (gốc thuốc bảo vệ thực vật thường dùng đánh bắt cá, tôm) trong mẫu nước sông và cá. Hiện đang tiếp tục lấy mẫu lần 3 gửi phân tích và đang chờ kết quả.
Theo người dân địa phương, thời gian qua, do vào mùa thu hoạch lúa (chủ yếu bằng máy cắt) nên lượng rơm không được thu gom mà bỏ lại ngay tại ruộng, lâu ngày bị hôi thối. Hàng năm, vào khoảng từ tháng 9 đến cuối tháng 10, đều có hiện tượng nước sông bị ô nhiễm do nước hôi thối từ đồng ruộng chảy ra và cũng có hiện tượng cá, tôm chết, nổi đầu nhưng số lượng các năm trước ít hơn lần này.
Có thể bạn quan tâm

Chạch lấu phân bố nhiều nơi từ Bắc, Trung, Nam, ưa sống ở các khe đá, ăn động vật là chính gồm các loại giun, ấu trùng côn trùng và côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá con, mùn bã hữu cơ

Thực hiện Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả tôm nuôi giai đoạn 2011 - 2015, xã Hiệp Tùng (Cà Mau) đang dần mở ra phương thức sản xuất mới, xây dựng các tổ hợp tác (THT) nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

Ở Quảng Ngãi, dịch bệnh liên tục hoành hành trên tôm. Người đau thì cần bác sỹ, tôm bệnh thì cần thú y thủy sản. Thế nhưng chẳng thấy bóng dáng cán bộ thú y thủy sản đâu, người nuôi tôm đơn độc chống chọi dịch bệnh trong vô vọng.

Tôi bắt tay nghiên cứu cách cho ếch sinh sản qua tài liệu, sách báo, đồng thời đến những trang trại nuôi ếch nổi tiếng trong và ngoài tỉnh để học hỏi. Năm 2006, tôi đã cho ếch mẹ sinh sản thành công. Mỗi năm, đàn ếch bố mẹ của tôi sinh sản khoảng 6 vạn con giống, thu về 120 triệu đồng

Những tháng đầu năm 2011, người nuôi tôm Cà Mau rất phấn khởi, có thời điểm giá tôm nguyên liệu tăng lên đỉnh điểm, cao nhất từ trước đến nay