Kẻ xấu nhổ cà phê mới trồng, phun thuốc diệt cỏ giết chết hoa màu

Các đối tượng này đã ngang nhiên nhổ cà phê mới trồng, phun thuốc diệt cỏ để giết chết hoa màu… để tận diệt cây trồng và cả hành hung chủ vườn nếu có ngăn cản hay phản ứng. Gia đình Đinh Văn Ích (ngụ thôn 3B) bị phá hoại nhiều héc ta cây trồng, “vào ngày 29/6, gần chục người ngang nhiên kéo tới rẫy nhà tôi nhổ gần 1ha cà phê, còn rẫy của anh trai tôi là Đinh Văn Lợi ở gần đó cũng bị bọn chúng dùng cả thuốc diệt cỏ làm hư hại 1,5 sào bắp và nhổ thêm 800 cây cà phê”, anh Ích bức xúc.
Cũng theo anh Ích, vườn cà phê của hộ anh Nguyễn Văn Thắng liền kề rẫy nhà anh cũng bị nhổ đi mất khoảng 700 cây cà phê. Được biết, miếng đất rẫy rộng khoảng 3,2ha này được anh Ích mua lại của bà Mai Thị Lựu (ngụ xã Quảng Sơn) từ cuối năm 2014 và gia đình anh cũng không có tranh chấp hay mâu thuẫn với ai cả.
Sau khi thấy nhóm người lạ phá phách cây trồng bà Lựu đã ra can ngăn thì lập tức bị các đối tượng hành hung bị thương nhẹ, còn với người dân địa phương không ai dám làm gì vì các đối tượng rất manh động.
“Hiện tại, không những cây trồng bị phá mà đất đai họ cũng chiếm đã gây thiệt hại rất lớn cho gia đình tôi và các hộ khác, gia đình tôi cũng đã báo cáo vụ việc lên với chính quyền xã, nhưng chưa thấy xử lý gì”, anh Ích cho biết thêm.
Nhiều héc-ta cà phê của người dân bị phá hoại
Được biết, không chỉ phá cây cối, hoa màu, chiếm đất của 4 hộ dân thôn 3B, nhóm người trên còn vào phá rẫy của gia đình ông Y’krin ở bon Ting. Theo người dân địa phương, nguyên nhân nhóm đối tượng phá hoại cây trồng là để tranh chấp đất đai của người dân.
Trao đổi về vấn đề trên, ông Ngô Anh Sáng - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn xác nhận: Việc một số đối tượng thuê côn đồ vào tranh chấp, phá hoại tài sản của bà con có xảy ra trên địa bàn. “Vừa qua Công an xã điều tra sự việc, qua kiểm tra hành chính, Công an xã đã xử phạt hai đối tượng trong nhóm người trên cư trú bất hợp pháp ở địa phương… Đồng thời, lực lượng công an đang tích cực vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng trên tạo sự yên tâm cho bà con canh tác”, ông Sáng cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định toàn huyện hiện có 2.367 tàu cá, tổng công suất 653.271 CV, trong đó có 1.750 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên thường xuyên đánh bắt xa bờ. Nhờ các chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá và trang bị các thiết bị hiện đại trên tàu, nên thời gian bám biển và sản lượng khai thác cao hơn trước.

Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.

Hiện nay, lũ đầu nguồn sông MeKong bắt đầu lên cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cá tra phát triển như bệnh: xuất huyết, gan thận mủ, ký sinh trùng….

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.

Mô hình kết hợp lúa - cá là giải pháp bền vững nhằm giảm ô nhiễm môi trường, duy trì môi trường sinh thái tự nhiên, tạo ra sản phẩm cá và lúa sạch cung cấp cho thị trường. Đặc biệt, mô hình đã giúp bà con nông dân vùng trũng, vùng lũ chuyển dịch sản xuất, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này đa phần được bà con nuôi dưới hình thức quảng canh, cơ sở hạ tầng vùng sản xuất yếu và thiếu, con giống, đầu ra sản phẩm còn nhiều bất cập…