Nước Mặn Đang Xâm Nhập Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Thới Bình (Cà Mau)

Tính đến nay, huyện Thới Bình (Cà Mau) đã phát triển được 700 ha diện tích lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, đạt năng suất từ 6 đến 8 tấn/ha. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do chạy theo lợi nhuận kinh tế một số nơi người dân đang cải tạo đất để phá vỡ mô hình trên.
Cánh đồng mẫu lớn của xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, với 85 ha diện tích sản xuất lúa 2 vụ, năng suất đạt từ 6 tấn/ha trở lên. Với kết quả trên, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình phối hợp các ngành chuyên môn vận động bà con nông dân mở rộng thêm 100 ha ở những cánh đồng có điều kiện sản xuất lớn, tập trung, tăng năng suất và chất lượng.
Thế nhưng thời gian gần đây, một số hộ dân sản xuất ở trong cánh đồng mẫu lớn chạy theo lợi nhuận trước mắt, cải tạo đất thành từng ao đầm đưa nước mặn vào nuôi tôm.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình, tính từ đầu năm 2014 đến nay, người dân tự ý cải tạo đất chuẩn bị nuôi tôm trong cánh đồng mẫu lớn trên 150 ha, trong đó xã Tân Lộc Bắc hiện có 30 ha đã lên bờ bao chuẩn bị nuôi tôm.
Để ngăn chặn tình trạng trên, huyện Thới Bình chủ trương tuyên truyền, vận động người dân không được tự phát đưa nước mặn vào các vùng quy hoạch lúa 2 vụ, mô hình cánh đồng mẫu lớn nhằm để đảm bảo sản xuất ổn định và bền vững lâu dài.
Có thể bạn quan tâm

Trồng ngô thâm canh mật độ cao (ngô trồng dày) là một biện pháp canh tác mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô trên đơn vị diện tích. Tại Anh Sơn (Nghệ An), mô hình này đã triển khai cho bà con sản xuất hơn 1 năm qua với tổng diện tích gần 250 ha. Từ hiệu quả bước đầu, trồng ngô mật độ cao đang mở hướng phát triển mới cho bà con vùng bãi.

Trước thực trạng dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng cho người dân. Tỉnh Trà Vinh đã xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm thẻ chân trắng với quy mô 6 ao, tổng diện tích là 22.000m². Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,54 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 611 triệu đồng, người dân và doanh nghiệp đối ứng hơn 933 triệu đồng.

Cũng là làm nông, nhưng từ lâu trồng cây bông lài đối với những người ở thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, được xem là một nghề truyền thống. Bởi, cây bông lài được trồng tập trung ở một vài khu vực vùng ven thành phố và hầu hết các hộ trồng lài đều đã có thâm niên trong nghề ít nhất là từ 10 - 40 năm. Nghề trồng bông lài không phải nhọc nhằn một nắng hai sương, nhưng nguồn thu mang lại khá cao và ổn định.

Trước tình hình sản xuất mía gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu tư tăng cao, giá cả trồi sụt thất thường, đầu ra bấp bênh, điều kiện tự nhiên không phù hợp,... khiến cho nhiều nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thua lỗ, buộc lòng phải chuyển sang cây trồng khác.

Hiện nay, mùa mưa lũ đang đến gần, ngành Thủy sản tỉnh yêu cầu người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh khẩn trương thu hoạch những diện tích tôm còn lại và có biện pháp bảo vệ an toàn những diện tích nuôi tôm trên cát, nhằm tránh thiệt hại do mưa lũ.