Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hy Vọng Từ Hạt Cà Phê Bền Vững

Hy Vọng Từ Hạt Cà Phê Bền Vững
Ngày đăng: 09/12/2013

Xuân Trường, xã vùng ven Đà Lạt là nơi có diện tích cà phê Arabica, giống cà phê cao cấp lên tới 1.100 ha. Dù gắn bó với cây cà phê cao cấp đã nhiều năm nhưng nông dân ở đây chưa bao giờ ứng dụng những chuẩn quốc tế trong trồng và chăm sóc cà phê.

Nguyên nhân thì có rất nhiều, từ tập quán canh tác, thu hoạch cho tới chế biến… chưa đạt chuẩn khiến cà phê Xuân Trường chưa đạt được vị thế đúng với tiềm năng. Muốn cà phê Arabica tiến kịp với yêu cầu của thị trường, việc đưa vào áp dụng các chương trình sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C - Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê và tiêu chuẩn UTZ Certified - Chương trình chứng nhận toàn cầu về sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp có trách nhiệm là việc làm cần thiết. Làm sao để những người nông dân vốn quen với cung cách làm ăn đơn giản bắt kịp được đòi hỏi của thị trường là điều Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đang thử nghiệm tại vùng cà phê Cầu Đất, Xuân Trường.

Ông Lê Thìn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Trường cho biết, cây trồng chính của bà con địa phương là cây cà phê. Nhưng cà phê Xuân Trường, dù nổi tiếng từ lâu nhưng chưa bao giờ bà con làm cà phê theo “chuẩn” nên khi một số nông hộ tham gia mô hình sản xuất cà phê bền vững được cấp giấy chứng nhận, chính quyền xã hết sức ủng hộ và tạo mọi điều kiện để mô hình thành công.

Ông Thìn cho biết: “Bà con tham gia mô hình cà phê bền vững này được cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi hướng dẫn tận tình từ phương pháp chăm sóc, bón phân, tỉa cành đúng kỹ thuật. Có nhiều vấn đề nông dân chưa bao giờ chú ý tới như ghi nhật ký nông hộ, vệ sinh đồng ruộng…

Chúng tôi rất mong muốn mở rộng mô hình sản xuất cà phê bền vững để người nông dân hưởng lợi lâu dài”. 30 hộ nông dân tham gia mô hình thuộc lô 10, thôn Trường Xuân 2 đều cho kết quả tốt, năng suất cao hơn từ 15-20% tùy vào cây cà phê còn tơ hay đã già. Chị Kim Lan, một trong số những nông hộ tham gia cho hay, bà con đều nhận thấy trồng cà phê theo “chuẩn” điều thích nhất là ít phải dùng phân, thuốc, sức khỏe đảm bảo hơn. Điều duy nhất bà con băn khoăn là vấn đề giá cả.

Ông Hán Quỳnh Châu, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, người trực tiếp thực hiện mô hình cung cấp, mục đích của mô hình là giúp người trồng cà phê nâng cao năng lực canh tác, đủ tiêu chuẩn được cấp giấy chứng nhận. Mô hình cũng là nơi thử nghiệm mối quan hệ gắn bó giữa người nông dân và doanh nghiệp thu mua.

Mô hình thành công sẽ là điểm để người dân tham quan, học hỏi, thay đổi dần thói quen canh tác, hướng tới một vùng nguyên liệu cà phê bền vững. 30 nông hộ thuộc vùng cà phê trọng điểm Mê Linh, Lâm Hà và 30 nông hộ của Xuân Trường, Đà Lạt đã tham gia thử nghiệm, đồng thời Công ty TNHH Hải Phương Nam thuộc Tập đoàn COEX Coffee International cũng vào cuộc với việc cung cấp kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm của bà con.

Ông Hán Quỳnh Châu cung cấp: “Sau 1 năm thực hiện, có thể nói những hộ tham gia đã thay đổi nhiều, bà con đã chuyển đổi thói quen canh tác kiểu cũ sang kỹ thuật mới và có được thói quen ghi nhật ký đồng ruộng.

Năng suất tăng, chất lượng cà phê tăng, thu nhập của những nông hộ này tăng hơn so với bình thường. Thành công của mô hình là cả 60 hộ tham gia đều đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng nhận 4C và UTZ Certified, đồng thời đây cũng là nơi để bà con tới học tập, hội thảo đầu bờ”.

Từ thành công của những nông hộ tham gia mô hình canh tác cà phê bền vững, nhiều nông hộ đã quyết định canh tác cà phê theo “kiểu mới”. Ở xã Mê Linh, nhiều nông dân đã xác định phải trồng mới và chăm sóc cà phê cũ theo lời của cán bộ kỹ thuật. Ông Mbon Ha K’Lê, Chủ tịch Hội Nông dân xã cung cấp: “Bà con Mê Linh rất sẵn sàng tiếp thu quy trình trồng cà phê bền vững vì có lợi cho bản thân và cả môi trường như là giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu gom rác thải”.

Hướng đi này khẳng định xu thế canh tác cà phê theo hướng bền vững sẽ là xu thế chủ đạo khi trồng mới cây cà phê và chăm sóc cà phê cũ, tuy không thể cải tạo trong thời gian ngắn nhưng có thể áp dụng để chăm sóc đúng quy trình. Cà phê được chứng nhận 4C và UTZ Certified đồng nghĩa với việc được cấp thông hành khi tham gia xuất khẩu. Nâng cao giá trị bằng việc khẳng định chất lượng chính là phát triển ngành cà phê Lâm Đồng một cách bền vững.v


Có thể bạn quan tâm

Cây Nopal nguồn thức ăn gia súc mùa khô hạn Cây Nopal nguồn thức ăn gia súc mùa khô hạn

Tại huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) có một loại cây vẫn vươn lên xanh tươi trong những ngày nắng hạn đó là cây xương rồng nopal. Đây chính là giải pháp thức ăn trong mùa hạn cho đàn cừu hàng nghìn con của gia đình ông Dương Đình Thế, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam.

16/04/2015
Thêm một tỉnh có dịch cúm gia cầm Thêm một tỉnh có dịch cúm gia cầm

Theo tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), những ngày vừa qua đã tiếp tục ghi nhận thêm một ổ dịch cúm gia cầm tại TP Cần Thơ.

16/04/2015
Lâm Hà (Lâm Đồng) hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa Lâm Hà (Lâm Đồng) hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa

Ngày 13/4, ông Nguyễn Đức Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), cho biết, địa phương đang xây dựng mô hình hỗ trợ cho người nông dân chăn nuôi bò sữa.

16/04/2015
Thành công từ mô hình nuôi heo rừng thuần chủng Thành công từ mô hình nuôi heo rừng thuần chủng

Trong khi nhiều hộ nuôi heo rừng ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) khó nắm bắt kỹ thuật nuôi heo rừng thuần chủng và lúng túng trong việc tìm đầu ra thì ông Trần Văn Hiến (thôn Thạnh Đức) đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển quy mô đàn heo rừng lên đến hàng trăm con, trở thành gia đình nuôi heo rừng có quy mô lớn tại huyện miền núi này.

16/04/2015
Nam Định đẩy mạnh tiêm phòng vụ xuân cho đàn gia súc, gia cầm Nam Định đẩy mạnh tiêm phòng vụ xuân cho đàn gia súc, gia cầm

Xác định tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm là một trong những biện pháp chủ lực, quan trọng hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh nên trong vụ xuân năm 2015, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác tiêm phòng một cách quyết liệt.

16/04/2015