Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hy Vọng Từ Hạt Cà Phê Bền Vững

Hy Vọng Từ Hạt Cà Phê Bền Vững
Publish date: Monday. December 9th, 2013

Xuân Trường, xã vùng ven Đà Lạt là nơi có diện tích cà phê Arabica, giống cà phê cao cấp lên tới 1.100 ha. Dù gắn bó với cây cà phê cao cấp đã nhiều năm nhưng nông dân ở đây chưa bao giờ ứng dụng những chuẩn quốc tế trong trồng và chăm sóc cà phê.

Nguyên nhân thì có rất nhiều, từ tập quán canh tác, thu hoạch cho tới chế biến… chưa đạt chuẩn khiến cà phê Xuân Trường chưa đạt được vị thế đúng với tiềm năng. Muốn cà phê Arabica tiến kịp với yêu cầu của thị trường, việc đưa vào áp dụng các chương trình sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C - Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê và tiêu chuẩn UTZ Certified - Chương trình chứng nhận toàn cầu về sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp có trách nhiệm là việc làm cần thiết. Làm sao để những người nông dân vốn quen với cung cách làm ăn đơn giản bắt kịp được đòi hỏi của thị trường là điều Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đang thử nghiệm tại vùng cà phê Cầu Đất, Xuân Trường.

Ông Lê Thìn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Trường cho biết, cây trồng chính của bà con địa phương là cây cà phê. Nhưng cà phê Xuân Trường, dù nổi tiếng từ lâu nhưng chưa bao giờ bà con làm cà phê theo “chuẩn” nên khi một số nông hộ tham gia mô hình sản xuất cà phê bền vững được cấp giấy chứng nhận, chính quyền xã hết sức ủng hộ và tạo mọi điều kiện để mô hình thành công.

Ông Thìn cho biết: “Bà con tham gia mô hình cà phê bền vững này được cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi hướng dẫn tận tình từ phương pháp chăm sóc, bón phân, tỉa cành đúng kỹ thuật. Có nhiều vấn đề nông dân chưa bao giờ chú ý tới như ghi nhật ký nông hộ, vệ sinh đồng ruộng…

Chúng tôi rất mong muốn mở rộng mô hình sản xuất cà phê bền vững để người nông dân hưởng lợi lâu dài”. 30 hộ nông dân tham gia mô hình thuộc lô 10, thôn Trường Xuân 2 đều cho kết quả tốt, năng suất cao hơn từ 15-20% tùy vào cây cà phê còn tơ hay đã già. Chị Kim Lan, một trong số những nông hộ tham gia cho hay, bà con đều nhận thấy trồng cà phê theo “chuẩn” điều thích nhất là ít phải dùng phân, thuốc, sức khỏe đảm bảo hơn. Điều duy nhất bà con băn khoăn là vấn đề giá cả.

Ông Hán Quỳnh Châu, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, người trực tiếp thực hiện mô hình cung cấp, mục đích của mô hình là giúp người trồng cà phê nâng cao năng lực canh tác, đủ tiêu chuẩn được cấp giấy chứng nhận. Mô hình cũng là nơi thử nghiệm mối quan hệ gắn bó giữa người nông dân và doanh nghiệp thu mua.

Mô hình thành công sẽ là điểm để người dân tham quan, học hỏi, thay đổi dần thói quen canh tác, hướng tới một vùng nguyên liệu cà phê bền vững. 30 nông hộ thuộc vùng cà phê trọng điểm Mê Linh, Lâm Hà và 30 nông hộ của Xuân Trường, Đà Lạt đã tham gia thử nghiệm, đồng thời Công ty TNHH Hải Phương Nam thuộc Tập đoàn COEX Coffee International cũng vào cuộc với việc cung cấp kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm của bà con.

Ông Hán Quỳnh Châu cung cấp: “Sau 1 năm thực hiện, có thể nói những hộ tham gia đã thay đổi nhiều, bà con đã chuyển đổi thói quen canh tác kiểu cũ sang kỹ thuật mới và có được thói quen ghi nhật ký đồng ruộng.

Năng suất tăng, chất lượng cà phê tăng, thu nhập của những nông hộ này tăng hơn so với bình thường. Thành công của mô hình là cả 60 hộ tham gia đều đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng nhận 4C và UTZ Certified, đồng thời đây cũng là nơi để bà con tới học tập, hội thảo đầu bờ”.

Từ thành công của những nông hộ tham gia mô hình canh tác cà phê bền vững, nhiều nông hộ đã quyết định canh tác cà phê theo “kiểu mới”. Ở xã Mê Linh, nhiều nông dân đã xác định phải trồng mới và chăm sóc cà phê cũ theo lời của cán bộ kỹ thuật. Ông Mbon Ha K’Lê, Chủ tịch Hội Nông dân xã cung cấp: “Bà con Mê Linh rất sẵn sàng tiếp thu quy trình trồng cà phê bền vững vì có lợi cho bản thân và cả môi trường như là giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu gom rác thải”.

Hướng đi này khẳng định xu thế canh tác cà phê theo hướng bền vững sẽ là xu thế chủ đạo khi trồng mới cây cà phê và chăm sóc cà phê cũ, tuy không thể cải tạo trong thời gian ngắn nhưng có thể áp dụng để chăm sóc đúng quy trình. Cà phê được chứng nhận 4C và UTZ Certified đồng nghĩa với việc được cấp thông hành khi tham gia xuất khẩu. Nâng cao giá trị bằng việc khẳng định chất lượng chính là phát triển ngành cà phê Lâm Đồng một cách bền vững.v


Related news

Thương Mại Biên Giới Việt–Trung 6 Tháng Xuất Siêu 800 Triệu USD Thương Mại Biên Giới Việt–Trung 6 Tháng Xuất Siêu 800 Triệu USD

Bất chấp tình hình bất ổn trên biển Đông, giao thương tuyến biên giới Việt – Trung vẫn duy trì được đà phát triển với mức tăng trưởng bình quân 4%/tháng.

Tuesday. July 22nd, 2014
Diện Tích Khóm Huyện Tân Phước Đạt 15.500 Ha Diện Tích Khóm Huyện Tân Phước Đạt 15.500 Ha

Tính đến thời điểm này, nông dân huyện Tân Phước tập trung lên liếp được 250 ha, nâng đến nay toàn huyện có 15.500 ha khóm, đạt 98% so với kế hoạch năm, tăng 587 ha so với cùng kỳ năm 2013.

Tuesday. August 5th, 2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Thắng Lớn Nhờ Tôm Xuất Khẩu Thủy Sản Thắng Lớn Nhờ Tôm

Theo VASEP, năm 2014 sẽ là một năm thắng lợi của ngành thủy sản, trong đó chủ yếu dựa vào mặt hàng tôm. Các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, EU đều khá khả quan. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu năm 2014, kết quả kinh doanh các doanh nghiệp ngành thủy sản tương đối khả quan, khi sản lượng nuôi trồng, khai thác và tiêu thụ đều tăng so với cùng kỳ.

Tuesday. August 5th, 2014
Nhân Rộng Mô Hình Lợn Móng Cái (Quảng Ninh) Nhân Rộng Mô Hình Lợn Móng Cái (Quảng Ninh)

Theo đánh giá của chuyên gia, giống lợn Móng Cái có khả năng sinh sản cao, thích nghi được với nhiều môi trường, không kén chọn thức ăn và rất phàm ăn. Đặc biệt, có sức chống chịu bệnh tật rất tốt và chất lượng thịt thơm ngon hơn các giống lợn khác nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Wednesday. July 23rd, 2014
Tỷ Phú Lê Văn Hồng Khởi Đầu Sự Nghiệp Từ 1 Ngư Phủ Tỷ Phú Lê Văn Hồng Khởi Đầu Sự Nghiệp Từ 1 Ngư Phủ

Từ một người làm công trên những chuyến tàu đánh bắt hải sản (HS) đã trở thành một ông chủ doanh nghiệp với hơn 10 chiếc tàu đánh bắt HS công suất lớn. Đó là ông Lê Văn Hồng, Phường 2, TP. Mỹ Tho, chủ đội tàu khai thác HS ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Tuesday. August 5th, 2014