Huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) 21 Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Tập Trung
Những năm qua, phong trào xây dựng vùng sản xuất tập trung nuôi trồng thủy sản được các địa phương trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đẩy mạnh. Nhiều địa phương tiếp thu khoa học kỹ thuật, chuyển hình thức nuôi trồng thủy sản từ quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh và công nghiệp.
Theo thống kê của huyện, từ năm 2010 đến nay, các xã, thị trấn của huyện đã xây dựng được 21 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung với diện tích 153 ha; chuyển đổi 198 ha diện tích cấy lúa kém năng suất sang nuôi trồng thủy sản.
Nhờ làm tốt việc xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản tăng mạnh, bình quân 8,4%/năm, từ 218 tỷ đồng (năm 2010) lên 328 tỷ đồng (năm 2014). Đồng thời từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân địa phương, nhiều hộ gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm
Nghề nuôi heo rừng thương phẩm đang phát triển ở Đăk Lăk. Nhưng do hiểu biết của người tiêu dùng còn hạn chế, nên thịt heo rừng giả được bán nhiều, ngành chức năng khó kiểm soát.
Trong khi các hộ nuôi tôm sú ở vùng ngập mặn, ven biển các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) phải đối mặt với tình trạng tôm nuôi bị nhiễm bệnh, chết trên diện rộng, thì tôm của Câu lạc bộ nuôi tôm cộng đồng tại xã Hiệp Mỹ Đông và Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang) vẫn phát triển tốt.
Theo Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015 của UBND tỉnh Tây Ninh trình kỳ họp thứ hai -HĐND tỉnh khoá VIII cho biết, 5 năm qua (2006-2010), sản xuất nông - lâm - thuỷ sản của tỉnh tiếp tục duy trì được tăng trưởng cao trong điều kiện khó khăn và thách thức do dịch bệnh và thời tiết
Một loại thức ăn chăn nuôi chứa thảo dược giá rẻ, tốc độ lớn chẳng kém lợn ăn cám công nghiệp, thịt sạch, thơm ngon, giảm ô nhiễm môi trường, giật bằng độc quyền giải pháp hữu ích…
Tính đến nay, cả nước đã có 11 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch cúm gia cầm. Những ngày qua, các cơ quan chức năng đã tổ chức rất nhiều cuộc họp để bàn biện pháp ngăn chặn dịch. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến dịch cúm gia cầm “đến hẹn lại lên” không chỉ xuất phát từ phía người chăn nuôi, mà còn có nguyên nhân từ ý thức của người tiêu dùng, năng lực phòng chống dịch của các cơ quan chức năng.