Huyện Trần Đề Chuẩn Bị Tốt Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015
Tính đến đầu tháng 11 này, nông dân huyện Trần Đề đã xuống giống hơn 16.000 ha lúa đông xuân, đạt trên 70 % diện tích toàn huyện, với các giống lúa chủ lực là: OM 4900, OM 6976 và ST5.
Trung tâm giống của tỉnh đã hỗ trợ sản xuất thí điểm khoảng 60 ha giống lúa nguyên chủng ST5 và OM 4900. Đối với các diện tích lúa đặc sản, cánh đồng mẫu, huyện chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo nông dân gieo sạ đúng lịch thời vụ, né rầy, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Ông Sơn Vinh, nông dân ở xã Đại Ân 2 cho biết: “Thường nông dân mình làm giống OM 6976 và 4900 vì giống này năng suất cao, hợp với đất và bán ra được giá cao hơn”.
Ông Trần Thanh Tân, Phó chủ tịch UBND xã Đại Ân 2 nói: “Hiện tại nguồn nước được đảm bảo, khuyến cáo nông dân sạ theo khung lịch thời vụ, chọn giống có chất lượng để cho năng suất cao”. Đây là vụ lúa chính trong năm, cho năng suất, sản lượng cao, nên nông dân chuẩn bị khá chu đáo từ khâu làm đất, đến chọn giống, tuân thủ lịch thời vụ để né rầy, hiện các trà lúa đang phát triển tốt. Phòng Nông nghiệp và PTNT cũng phối hợp tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hướng dẫn nông dân cách làm đất, chọn giống, chăm sóc lúa, theo dõi chặt chẽ dịch hại để phòng trị kịp thời.
Ông Chung Bĩnh Phước, Trưởng Trạm BVTV huyện Trần Đề cho biết: “Hiện tại trạm cũng thường xuyên theo dõi tình hình dịch hại để thông báo cho nông dân, bên cạnh đó tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác và một số biện pháp phòng trừ dịch hại trong vụ lúa đông xuân này”.
Với sự quan tâm của ngành chức năng, chính quyền địa phương, cùng trình độ sản xuất của nông dân ngày càng được nâng lên sẽ giúp nông dân Trần Đề có 1 vụ mùa thắng lợi.
Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2525&keycon=59&lsk=&keyntc=6
Related news
Bởi Bình Nghi là địa phương đầu tiên của Bình Định du nhập cây dưa hấu từ Khánh Hòa về SX trên đồng đất quê nhà, sau đó hàng ngàn người dân ở đây rủ nhau đi khắp nơi thuê đất để trồng dưa hấu. Khoảng gần 20 năm nay, cây dưa hấu trở thành nguồn sống chính của người dân ở đây.
Mặc dù có lợi thế về diện tích mặt nước và thị trường tiêu thụ nhưng hiện nay, hiệu quả nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn Hà Nội vẫn tương đối thấp do chất lượng nguồn nước suy giảm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, hạ tầng thiếu và yếu...
Sóc Trăng là tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển và trong tương lai mô hình này vẫn tiếp tục được đầu tư thông qua dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên để nuôi bò hiệu quả cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về con giống.
Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2014. Đến dự có đồng chí Lê Văn Hiểu - Bí thư Huyện ủy; đồng chí Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện, cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể huyện tham dự.
Qua xét nghiệm, có 136/481 mẫu tôm nhiễm MBV, 2 mẫu tôm nhiễm đốm trắng, 4 mẫu tôm nhiễm đầu vàng, số còn lại không nhiễm bệnh. Đối với 11 mẫu nước, không có mẫu nhiễm khuẩn. Các trạm kiểm dịch động vật cũng đã kiểm tra, kiểm dịch 593,05 triệu con tôm post.