Giá Tôm Tăng Mạnh, Nông Dân Trúng Lớn Ở Tiền Giang

Ông Phan Văn Phúc, thương lái chuyên thu mua tôm ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay tôm sú nguyên liệu loại 30 con/kg được các thương lái đến tận ao thu mua với giá 220.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng/kg so với tuần trước; tôm sú loại 40 con/kg có giá 180.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg; đối với tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg được các thương lái thu mua tăng 5.000 - 8.000 đồng/kg so với tuần trước, có giá 95.000 - 98.000 đồng/kg.
Theo ông Phúc, thời điểm này các vùng nuôi tôm trong cả nước đã vào cuối vụ, sản lượng tôm thu hoạch bắt đầu giảm lại, trong khi nhu cầu chế biến tôm xuất khẩu của các doanh nghiệp vào dịp cuối năm tăng cao, cộng với sản lượng tôm của các nước xuất khẩu tôm trên thế giới cũng đang khan hiếm nên giá tôm trong nước thời gian gần đây liên tục được “đẩy lên”.
Ông Nguyễn Văn Thành, nông dân có ao tôm 3.000 m2 ở xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông cho biết: “Ao tôm sú của gia đình tôi đã đạt 30 con/kg với năng suất trên 1,5 tấn, thương lái báo giá 220.000 đồng/kg thu mua tại ao. Với giá này, sau khi trừ chi phí, tôi còn lãi khoảng 180 triệu đồng, giúp gỡ lại tiền giống bị chết trong đợt thả giống trước và có tiền tiếp tục tái sản xuất trong năm sau”.
Nhiều nông dân nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện giá thành nuôi tôm sú khoảng 100.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng 70.000 đồng/kg.
Với năng suất bình quân của tôm sú khoảng 5 tấn/ha và tôm thẻ chân trắng từ 8 - 10 tấn/ha, nếu bà con nào có tôm đến kỳ thu hoạch trong thời điểm này có thể lãi từ 300 - 500 triệu đồng/ha đối với tôm sú và từ 200 - 250 triệu đồng/ha đối với tôm thẻ chân trắng.
Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thả nuôi tôm trên diện tích 5.082 ha; trong đó có 1.317 ha tôm sú nuôi thâm canh và bán thâm canh, 1.695 ha tôm thẻ chân trắng và 2069 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến. Đến nay đã có 3.317 ha ao tôm (chiếm 65,2% diện tích nuôi tôm) đã thu hoạch với sản lượng 11.065 tấn.
Như vậy, toàn tỉnh còn 1.765 ha ao tôm chuẩn bị thu hoạch trong thời gian tới; trong đó có 640 ha tôm sú thâm canh và bán thâm canh, 453 ha tôm thẻ chân trắng và 672 ha tôm sú quảng canh cải tiến.
Có thể bạn quan tâm

So với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Lạc Thủy có khá nhiều thuận lợi về thị trường tiêu thụ, giao thương hàng hóa để phát triển chăn nuôi. Lợi thế này cũng được các nông hộ trên địa bàn phát huy, tận dụng, từng bước hình thành vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

Dự án sử dụng nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân với số tiền 700 triệu đồng và tham gia của 28 hộ dân.
Một số chủ đầu mối cung cấp thủy sản tươi sống tại huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) cho biết, trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, các ngư dân tăng cường khai thác thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao của người dân trong tỉnh và TP.Hồ Chí Minh.

Khoảng 20% sản lượng cá tra Việt Nam đạt tiêu chuẩn ASC; đến năm 2020, cam kết 70% lượng cá hồi được sản xuất với tiêu chuẩn ASC; 90% tổng sản lượng tôm nuôi Belize đạt chứng nhận ASC; cam kết tất cả thủy sản nuôi phục vụ trong Rio 2016 Olympic Games phải được chứng nhận ASC là những thành công mà ASC đã làm được trong 5 năm qua.

Dự kiến nhu cầu thủy sản toàn cầu sẽ tăng, tiềm năng tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản tăng. Do đó, nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ và vừa sẽ cơ hội đầu tư lớn. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng vào năm 2030, sẽ thiếu hụt khoảng 50 triệu tấn thủy sản và thủy sản nuôi sẽ chiếm 62% tổng sản lượng thủy sản.