Huyện Phú Tân (Cà Mau) Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp Tiếp Tục Tăng Mạnh

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện Phú Tân (Cà Mau) phát triển mới hơn 745 ha đất nuôi tôm công nghiệp, nâng tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp trong toàn huyện hiện có hơn 1.965 ha, với hơn 3.000 hộ nuôi.
Đến thời điểm này, huyện Phú Tân đã thu hoạch hơn 1.200 ha, năng suất bình quân 6 tấn/ha. Những tháng đầu năm, tình hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện gặp khó khăn về giá cả, thiếu điện cũng như các yếu tố đầu vào tăng cao; tuy nhiên, diện tích nuôi tôm công nghiệp vẫn tăng khá cao.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn và bà con nông dân, trong số hộ nuôi tôm công nghiệp đã thu hoạch từ đầu năm đến nay, có khoảng 40% có lãi, 30% huề vốn và 30% bị lỗ vốn.
Có thể bạn quan tâm

Bước vào mùa nắng, dừa uống nước tăng giá từ 30.000 - 35.000 đồng/chục 12 trái tháng trước lên 50.000 - 55.000 đồng/chục hiện nay.

Trong khi người dân đang loay hoay trên vùng đất đai rộng lớn nhưng không biết trồng cây gì thì mô hình trồng cây chanh leo của gia đình anh Nguyễn Văn Minh và chị Võ Thị Thu Hồng được mọi người quan tâm vì tính hiệu quả đem lại của nó.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), năm nay toàn huyện có 160 ha bưởi Diễn cho thu hoạch, tập trung ở các xã Thanh Hải, Giáp Sơn, Hồng Giang, Tân Quang, Tân Mộc.

Nhờ đầu tư chăm bón vườn cây đúng kỹ thuật, nên cam phát triển khá tốt. Sau 3 năm chăm sóc, vườn cam của gia đình ông đã cho thu hoạch bình quân hơn 30 tấn quả/ha. Với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí, mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 200 triệu đồng.

Từ xa xưa, ở Hải Phòng đã lưu truyền hai giống cam quý hiếm nổi tiếng khắp cả nước là cam đường, cam đồng tiền ở làng Đồng Dụ, xã Đặng Cương, huyện An Dương. Song, do nhiều nguyên nhân giống cam đường (cam tiến vua) đã biến mất, còn giống cam đồng tiền số gốc hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay và có nguy cơ tuyệt chủng.