Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) Đa Dạng Hóa Các Mô Hình Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt

Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) Đa Dạng Hóa Các Mô Hình Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt
Ngày đăng: 11/12/2014

Hiện nay, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đang phát triển mạnh nghề nuôi thủy sản nước ngọt, nhằm tăng thêm thu nhập cho nông hộ, phù hợp chủ trương tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, khắc phục tình trạng độc canh.

Cùng với chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng những mô hình nuôi thủy sản hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, lao động và trình độ nông dân, huyện chú trọng khai thác hợp lý tiềm năng mặt nước, đa dạng hóa các mô hình nuôi và hình thức nuôi, tạo nguồn nông sản tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.

Ngoài nuôi trong nội đồng, trong hệ thống ao mương vườn, mô hình sản xuất và ương dưỡng cá giống tiếp tục được nhân rộng, hình thành những vùng sản xuất cá tra giống ở ven Đồng Tháp Mười trong khi việc nuôi cá lồng bè trên sông Tiền cũng phát triển mạnh.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, tổng diện tích mặt nước đưa vào nuôi thủy sản của địa phương đạt 844 ha, trong đó có 74 ha nuôi cá tra xuất khẩu. Ngoài ra, còn có 325 bè nuôi cá điêu hồng ở các xã Tân Phong, Ngũ Hiệp, tăng hơn 80 bè cá so với năm trước. Sản lượng thủy sản nuôi trồng của huyện hàng năm đạt gần 29.000 tấn.

Nguồn bài viết: http://www.tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1199/73541/Kinh-te/Huyen-Cai-Lay-da-dang-hoa-cac-mo-hinh-nuoi-thuy-san-nuoc-ngot.aspx


Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa tồn đọng 40.000 tấn muối do giá muối giảm mạnh Khánh Hòa tồn đọng 40.000 tấn muối do giá muối giảm mạnh

Lượng muối tồn đọng ở Khánh Hòa lên tới 40.000 tấn muối do giá muối giảm mạnh chỉ còn 400-600 đồng/kg, giảm 50% so với năm ngoái.

25/08/2015
Triển vọng từ cây trồng mới tại xã Vô Điếm Triển vọng từ cây trồng mới tại xã Vô Điếm

Tay không ngừng rút từng chiếc vỏ trai (vỏ con trai) hứng nhựa vét sơn vào chiếc chậu hay thùng nhỏ, bác Mai Thanh Trọng ở thôn Me Thượng, xã Vô Điếm (Bắc Quang) tâm sự: “Gia đình chỉ có mấy sào ruộng và rừng tạp, đời sống khó khăn, lại sống trong địa bàn xã vùng sâu, giao thông cách trở. Nhân có lần đi thăm con gái lấy chồng ở Phú Thọ, nhận thấy cây sơn có thể trồng ở quê mình, nên tôi đã mua giống về trồng thử. Đến nay sau 2 năm trồng đã thấy được hiệu quả, nhựa sơn bán cũng cho thu nhập khá”.

25/08/2015
Tạo đột phá từ nguồn vốn vay Tạo đột phá từ nguồn vốn vay

Từ một hộ nghèo, vươn lên thoát nghèo. Từ nguồn vốn vay Ngân hàng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế vườn, trở thành cách làm hiệu quả được chính quyền sở tại ghi nhận và có chủ trương nhân rộng. Đó là câu chuyện của nông dân Đỗ Văn Hiển, điển hình làm kinh tế giỏi của thôn Vĩnh Ban, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang).

25/08/2015
Nhãn Phú Tây trái to, cơm dày, thơm ngon khác lạ Nhãn Phú Tây trái to, cơm dày, thơm ngon khác lạ

Kích thước trái nhãn Phú Tây ở Sóc Trăng vào khoảng 4cm, cơm dày, hạt nhỏ và có mùi thơm đặc biệt.

25/08/2015
Xúc tiến đăng ký nhãn hiệu na Chí Linh Xúc tiến đăng ký nhãn hiệu na Chí Linh

Theo Sở KHCN Hải Dương, tới thời điểm này, Hội Nông dân thị xã Chí Linh đã được chọn là chủ đơn đăng ký cho nhãn hiệu tập thể “na Chí Linh". Sở cùng UBND và Hội Nông dân thị xã Chí Linh đang chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm na Chí Linh và phấn đấu hoàn thiện trong tháng 8 này.

25/08/2015