Hướng Đến Cá Tra Sạch
Sau một thời gian ngắn giá cá tra đứng ở mức cao, hiện nay mặt hàng thủy sản này lại tiếp tục rớt giá.
Cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (thịt trắng, trọng lượng 0,8 - 0,9 kg/con) hiện chỉ còn 25.000 - 26.000 đồng/kg; cá có chất lượng thịt thấp hơn (thịt vàng) chỉ còn 24.000 - 24.500 đồng/kg, thậm chí có nơi rớt xuống mức giá 21.000 - 22.000 đồng/kg như vào thời kỳ tháng 5 năm nay, khi thừa mứa cá, rớt giá thê thảm.
Ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm HTX Cá tra Thới An, Q.Ô Môn (Cần Thơ), cho biết: “Không chỉ trong tháng 7 mà từ tháng 4 đến nay, giá bán cá tra đã giảm và biến động theo hướng bất lợi cho người nuôi.
Cũng do giá giảm nên bây giờ không doanh nghiệp nào đi mua cá của người dân mà chỉ lấy cá từ vùng nuôi riêng của mình để xuất khẩu”. Ở các vùng nuôi khác như Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang... giá cá tra nguyên liệu dao động từ 20.500 - 21.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg so với tháng 6.
Ông Nguyễn Minh Sáng, thương lái chuyên mua cá tra tại H.Châu Phú, An Giang cho biết, so với mức giá đỉnh 28.500 - 29.000 đồng/kg đối với cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được xác lập cách đây không lâu, hiện cá tra nguyên liệu đã giảm 3.000 - 4.000 đồng/kg.
Theo các chuyên gia, cá tra là một trong hai sản phẩm nông nghiệp được đưa vào chương trình sản phẩm quốc gia và có nghị định riêng.
Điều này khẳng định vị trí của ngành cá tra trong phát triển kinh tế. Chính phủ muốn tái tổ chức ngành hàng theo hướng mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế, bảo vệ môi trường và vấn đề xã hội. Theo đó cá tra sẽ được nuôi theo hướng quy hoạch có đăng ký, có cấp mã số và trong 2 năm tới sẽ không tăng về diện tích và sản lượng, nâng cao giá trị gia tăng.
Ông Lê Xuân Thịnh, Điều phối viên dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững ở VN do EU tài trợ (SUPA) cũng cho biết: “Với dự án này, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra VN sẽ bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội.
Đến khi kết thúc dự án, ít nhất 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ về sản xuất và chế biến, 30% doanh nghiệp chế biến thức ăn và các vùng nuôi cá tra của vùng ĐBSCL độc lập, chủ động thực hiện các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn. Ít nhất 50% doanh nghiệp chế biến cung cấp các sản phẩm bền vững phù hợp với các tiêu chuẩn bền vững như ASC hay GlobalGAP cho thị trường EU và các thị trường khác”.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này, hàng nghìn hội viên, nông dân TP.Hải Phòng đang háo hức đón chào ngày hội lớn - Lễ kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam và biểu dương gương nông dân điển hình tiên tiến (giai đoạn 2010-2015) sẽ được khai mạc ngày 2.10 tới.
Ngày 18.9, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Chế biến hạt giống số 2, công suất 20.000 tấn/năm.
Trồng cây gì, nuôi con gì, chăm sóc thế nào, hạch toán ra sao, đâu là chiến lược phát triển, đầu ra? Đó là những câu hỏi thường trực của các cá nhân, doanh nghiệp khi muốn đầu tư vào nông nghiệp.
Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), Quảng Trị đã có những bứt phá về kinh tế đáng tự hào, trong đó đáng chú ý là thu nhập của người dân tăng rõ rệt.
Với gần 70% dân số sống ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo với tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp chiếm đến 47%, nên trong giai đoạn 2015-2020.