Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi chồn

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Phần 1

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Phần 1
Tác giả: Theo Kỹ Thuật Nuôi Trồng
Ngày đăng: 01/09/2016

Chồn hương là một loài động vật hoang dã, được sử dụng như một loại dược liệu quý hiếm.

Không chỉ vậy chồn hương còn được biết đến là món đặc sản thơm ngon, thịt ngọt và mềm nên rất được ưa chuộng trong các nhà hàng.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương

Chồn hương có dáng dài thon, lông ngắn xám đen và có khoang màu trên thân, dọc sống lưng có các vết sọc dưa xám đen thành hàng chạy từ vai xuống đến mông, đầu mõm nhọn, chân ngắn, đuôi dài với 7 vòng trắng xen kẽ 7 vòng đen.

Có nguồn gốc tự nhiên nhưng do nhu cầu sử dụng lớn và có giá trị về kinh tế cao nên hiện nay nghề nuôi chồn hương ngày càng phổ biến tại nhiều địa phương.

Để bạn đọc có thêm kiến thức và kinh nghiệm khi nuôi loài vật này, Lamsao.com xin chia sẻ một số kỹ thuật nuôi chồn hương.

1. Kỹ thuật xây chuồng và phòng bệnh

Kỹ thuật xây chuồng nuôi

Yếu tố đầu tiên cần chú ý trong kỹ thuật nuôi chồn hương là chuồng trại.

Chuồng nuôi chồn nên làm theo hướng đông nam, mái lợp ngói hoặc lá, đảm bảo thoáng mát, cao ráo, có hệ thộng cửa sổ đóng – mở thuận tiện cho đông ấm, hè mát phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Tùy theo số lượng chồn mà có thể thiết kế các kiểu chuồng nuôi khác nhau, nếu nuôi nhiều thì xây chuồng thành các tầng (khoảng từ 2 đến 3 tầng), mỗi tầng cao từ 0,7 đến 0,8m bằng bê tông, gỗ hay tre thật chắc chắn để đặt các lồng nuôi nhốt chồn.

Chú ý nền chuồng cần làm dốc thoải để dễ dàng thoát nước tiểu.

Trên cùng một tầng, giữa các lồng nên ngăn kín để chồn không nhìn thấy nhau, có thể gây nên tình trạng bị stress.

Lồng nuôi nhốt chồn hương thường được làm kiên cố bao quanh bằng lưới sắt B40 hoặc có thể đan bằng gỗ, tre nhưng phải có then cài thật chắc chắn để chồn không chui ra ngoài được.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương

Kích thước chuồng nuôi

Kích thước lồng tham khảo: Chiều cao 0,7 - 1m, rộng từ 0,8 - 1 m, dài 1,2m.

Khi làm chuồng bằng gỗ, tre thì cần tạo các khe hở để phân lọt xuống dưới nền.

Nếu lồng nuôi chồn đẻ thì phần đáy lại càng phải quan tâm hơn, nên làm đáy bằng gỗ nhẵn, các tấm gỗ rộng 3cm và có độ dày khoảng 1cm, chỉ để khe hở khoảng 1cm giữa các tấm để chồn con không bị lọt chân, đồng thời giữ cho khu vực lồng nuôi chồn đẻ thật yên tĩnh.

Vệ sinh chuồng trại: Đây cũng là vấn đề rất cần quan tâm, bạn phải giữ cho môi trường nuôi chồn không bị ô nhiễm, luôn khô ráo sạch sẽ vì vậy mỗi ngày đều phải quét dọn khu chuồng trại, cho phân và nước tiểu thoát ra ngoài thông qua hệ thống rãnh để tránh ô nhiễm môi trường.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Chồn Hương Sinh Sản Nuôi Chồn Hương Sinh Sản

Trước hết phải biết nhận dạng con cái con đực: Ngay từ khi chồn còn nhỏ, đặt chúng nằm ngửa để kiểm tra, nếu có gai giao cấu lồi ra là con đực, không thấy là con cái.

20/02/2013
Kỹ Thuật Sinh Sản Chồn Nhung Đen Kỹ Thuật Sinh Sản Chồn Nhung Đen

Chồn nhung đen là loại động vật có vú, số lượng của bầy đàn phụ thuộc vào tốc độ sinh sản cũng như tỷ lệ tử vong cao hay thấp, tỷ lệ chồn đực chồn cái, số lần phát dục, số lượng chồn mỗi lần sinh, tỷ lệ mang thai; điều kiện dinh dưỡng, nguồn thức ăn…

20/02/2013
Nuôi chồn hương Nuôi chồn hương

Từ chỗ mua 2 con chồn hương con về nuôi chơi, giờ đây gia đình Trung đã có một trang trại nuôi chồn với số lượng lúc cao nhất lên đến 135 con.

01/09/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.