Hưng Yên công nhận 7 cây nhãn đầu dòng
Điều kiện cây nhãn được xét bình tuyển phải được trồng ít nhất 8 năm và có trên 3 năm cho ra quả liên tục.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT trao giấy chứng nhận cho những hộ có nhãn đầu dòng năm 2015
Qua kết quả bình tuyển, hội đồng bình tuyển đã lựa chọn và công nhận 7 cây nhãn đạt tiêu chuẩn đầu dòng, trong đó 4 cây chín sớm, 3 cây chín chính vụ; có 9 cây đủ tiêu chuẩn nhân giống gồm 5 cây chín sớm, 3 cây chín chính vụ, 1 cây chín muộn.
Việc bình tuyển nhằm mục đích đánh giá, tuyển chọn những cây nhãn có nguồn gen quý đưa vào phục tráng, bảo tồn và nhân rộng diện tích để nâng cao chất lượng sản phẩm cho các vùng chuyên canh nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đồng thời lựa chọn những giống nhãn cho năng suất cao, chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao để đưa vào sản xuất đại trà.
Các chủ vườn mong muốn tỉnh tiếp tục có chính sách hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án nhằm lưu trữ, bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm để nhãn lồng Hưng Yên thực sự là cây đặc sản có giá trị.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 30/6/2015, Trung tâm chất lượng nông, lâm, thủy sản vùng 1 đã có kết quả phân tích chất lượng an toàn thực phẩm đối với các mẫu dưa được lấy tại một số hộ dân thôn Nà Hai, xã Quảng Khê (Ba Bể - Bắc Kạn) do Sở NN và PTNT thôn gửi đi đề nghị xét nghiệm.

Một số nhà vườn ở huyện Định Quán (Đồng Nai) đã đưa vào trồng thử giống mãng cầu ta không hạt và hiện đã cho trái. Mãng cầu ta không hạt hiện được thị trường khá ưa chuộng vì mùi vị ngọt thanh, thịt trắng dai, không có hạt.

Dù công chăm sóc khó nhọc hơn những loại cây khác nhưng trồng nhiều loại cây ăn trái trên cùng đơn vị diện tích đã mang lại hiệu quả cao cho không ít gia đình. Ở xã Bình Sơn (Bù Gia Mập - Bình Phước) vườn cây ăn trái của gia đình anh Nguyễn Hồng Phương ở thôn Phú Châu cho lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác, Trạm Khuyến nông huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) phối hợp với xã Xuân Trường đưa vào trồng thử nghiệm 2 ha cây chùm ngây xen cam tại cánh đồng Nải Tài.

Mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống cây mới vào sản xuất, anh Phạm Văn Tiến, xã Khánh Trung (Yên Khánh - Ninh Bình) đã ứng dụng thành công kỹ thuật trồng giống dưa Kim Hoàng hậu (còn gọi là dưa vàng) có xuất xứ từ Thái Lan, cho năng suất, chất lượng không thua kém dưa nhập khẩu, nhưng giá thành lại rẻ hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với loại cây trồng khác.