Hợp tác sản xuất, thông qua tổ, Hội Nông dân
Làm ăn đơn lẻ khó bền
Cách đây 2 năm, anh Nguyễn Trường Sơn, thôn Long Bình, xã Bình Long chỉ nuôi vài trăm con gà.
Không dám mở rộng bởi anh sợ dịch bệnh và thị trường tiêu thụ hạn hẹp.
“Khi tham gia vào câu lạc bộ nuôi gà (CLB), không chỉ được tập huấn kỹ thuật mà giữa các thành viên còn chia sẻ, hỗ trợ nhau về kiến thức, kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ.
Từ đó, tôi tự tin hơn và mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi lên tới 12.000 con gà/năm.
Theo đó, lợi nhuận trong chăn nuôi cũng tăng và ổn định…” - anh Sơn chia sẻ.
Ông Võ Việt Chính (bên trái) thăm trang trại của thành viên CLB nuôi gà xã Bình An, huyện Bình Sơn.
Ông Nguyễn Ngọc Minh- Chủ nhiệm CLB Chăn nuôi gà chi hội Long Bình cho hay: “CLB ký hợp đồng với doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; tiến hành phòng chống dịch bệnh ngay từ khi thả con giống; ký hợp đồng dài hạn với các nhà hàng, thương lái đảm bảo sản phẩm làm ra được tiêu thụ ổn định.
Khi các hộ chăn nuôi liên kết lại với nhau sẽ tạo thành thương hiệu tập thể, uy tín trên thị trường.
Làm ăn đơn lẻ cũng có thành công đấy, nhưng khó bền…”.
Không chỉ các hộ chăn nuôi gà ở xã Bình Long, các hộ chăn nuôi bò, heo ở một số xã khác trong huyện Bình Sơn cũng cùng nhau thành lập CLB, tổ liên kết, tổ hợp tác sản xuất.
Tính đến nay, toàn huyện Bình Sơn đã có 11 CLB, tổ liên kết, tổ hợp tác sản xuất thu hút hàng trăm hội viên, ND tham gia.
Các CLB, tổ hợp tác ngày càng ăn nên làm ra.
Điển hình như HTX chuyên sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu ở xã Bình Thạnh; CLB Chăn nuôi bò ở xã Bình Trung thu hút 70 hội viên tham gia, thu lãi 30-50 triệu đồng/thành viên/năm; CLB Chăn nuôi heo Thành Công ở xã Bình Nguyên…
Hội hướng dẫn, hỗ trợ
Thành công từ việc liên kết sản xuất của ND huyện Bình Sơn mở ra hướng hợp tác làm ăn cho ND trong tỉnh, giúp cải thiện tính cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp đối với thị trường trong nước, khu vực và thế giới trong bối cảnh Việt Nam tham gia “sân chơi” Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)…”.Ông Võ Việt Chính-Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Ngãi
Không chỉ làm tốt vai trò vận động, tuyên truyền hội viên, ND sản xuất theo mô hình mới, lối tư duy liên kết mới, các cấp Hội ND huyện Bình Sơn còn tích cực triển khai các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ cho các tổ hợp tác, tổ liên kết, CLB sản xuất…
Hội ND huyện đứng ra tín chấp, ủy thác với Ngân hàng NNPTNT, Ngân hàng CSXH để thành viên các tổ hợp tác, CLB được vay vốn tín dụng thương mại, tín dụng ưu đãi đầu tư xây dựng mô hình, mở rộng sản xuất.
Hội còn phối hợp các doanh nghiệp thuốc BVTV, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y để tư vấn, hỗ trợ nông dân trong quá trình chăn nuôi, trồng trọt.
Đối với những tổ hợp tác, CLB có đủ các điều kiện thì Hội sẽ tư vấn, hỗ trợ phát triển lên mức độ cao hơn như mô hình hợp tác xã kiểu mới…
Ông Võ Văn Tâm - Chủ tịch Hội ND huyện Bình Sơn cho biết: “Việc liên kết trong sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế tập thể là một xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Đến nay nhiều hộ ND trong huyện đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ tham gia các mô hình liên kết sản xuất.
Hiện nay, huyện Bình Sơn có 16.134 hộ được công nhận danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp.
Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh trong hơn 4 năm qua.
Từ kết quả này, Hội ND huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất trong hội viên, ND…”.
Related news
QII/2014 chứng kiến mức giảm đáng kể trong XK tôm sang Nhật Bản do quy định kiểm tra kháng sinh Oxytetracycline (OTC) trong toàn bộ tôm NK từ Việt Nam từ giữa tháng 3. Vì vậy, Nhật Bản “xuống hạng”, từ thị trường NK số 1 của tôm Việt Nam xuống vị trí thứ 3 trong QII/2014 sau Mỹ và EU. Bức tranh XK tôm sang Nhật Bản sẽ tiếp tục ảm đạm khi vấn đề OTC chưa thể giải quyết.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, vượt qua không ít khó khăn, các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản xuất khẩu (CBTSXK) trên địa bàn tỉnh Bình Định đã giữ được hoạt động sản xuất ổn định, kim ngạch xuất khẩu tăng khá so với cùng kỳ năm trước.
Mô hình nuôi gà ri lai chọi thả vườn được Hội Nông dân tỉnh triển khai và đã chọn 2 hộ ở xã Thạch Bình thực hiện thí điểm, với quy mô 800 con. Để mô hình đạt hiệu quả cao, Hội đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học cho các hộ nông dân có nhu cầu tiếp thu KHKT nuôi gà; chọn mua giống gà sạch bệnh 1 ngày tuổi, sinh trưởng tốt và đúng nguồn giống an toàn dịch bệnh.
Tháng 6/2013, Hợp tác xã (HTX) Ðồng Tiến ở xã Ðắk Sin (Đắk R’lấp - Đăk Nông) đã huy động vốn của xã viên được trên 20 tỷ đồng để đầu tư nuôi heo sinh sản và heo thịt theo mô hình khép kín an toàn dịch bệnh và hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sữa ngoại nhập khẩu, trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi Việt Nam, Bộ NN-PTNT đặt ra chỉ tiêu tăng số lượng đàn bò sữa đạt 500.000 con vào năm 2020 để có sản lượng sữa khoảng 1 triệu tấn sữa tươi mỗi năm.