Họp kín về sản xuất tiêu thụ muối
Các cơ quan truyền thông tại tỉnh Ninh Thuận cho rằng cuộc họp “Đánh giá tình hình về sản xuất, tiêu thụ muối” do UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức vào chiều 3-11 là vô tiền khoáng hậu vì được tổ chức… “kín”, phóng viên các báo thường trú không được tham dự, ngoại trừ báo Đảng và Đài PTTH địa phương.
Thực ra đây là buổi làm việc của UBND tỉnh Ninh Thuận với đoàn công tác của Bộ NN-PTNT để đánh giá tình hình thực hiện dự án Muối Quán Thẻ do Công ty TNHH Đầu tư – Phát triển – Sản xuất Hạ Long (nay là Công ty CP Muối Cà Ná Ninh Thuận) làm chủ đầu tư tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam.
Đây là dự án có quy mô đồng muối lớn nhất nước, với diện tích lên đến 2.549 ha, tổng vốn đầu tư trên 1.344 tỉ đồng.
Tuy nhiên, từ khi dự án đưa vào hoạt động vào năm 2005 đã gây nhiễm mặn gần 200 ha đất sản xuất của người dân địa phương.
Hàng trăm hộ dân của xã Phước Minh lâm vào tình cảnh khốn khó vì nhà cửa bị rỗng mục, vườn rẫy bị héo chết do nguồn nước bị xâm mặn.
Nhiều vườn rẫy của người dân bị chết khô do đồng muối gây nhiễm mặn
Từ nhiều năm qua đã có hàng chục bài báo phản ánh tình trạng ô nhiễm của đồng muối Quán Thẻ, cử tri cũng rất nhiều lần kiến nghị chính quyền tỉnh Ninh Thuận và các cơ quan hữu trách giải quyết nhưng không có kết quả.
Trước khi tổ chức cuộc họp, sáng cùng ngày, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đã thị sát đồng muối Quán Thẻ để ghi nhận thực tế.
Ngay trong báo cáo với Bộ NN-PTNT tại cuộc họp này, UBND tỉnh cũng thừa nhận thực trạng nhiễm mặn trên và cho biết ít nhất 855 hộ dân phải di dời để ổn định cuộc sống.
Đồng muối Quán Thẻ gây nhiễm mặn hàng trăm ha đất sản xuất của dân khiến đời sống của họ ngày càng khốn khó
It nhất 6 phóng viên các cơ quan báo chí thường trú tại Ninh Thuận, trong đó có cả Thông tấn xã Việt Nam, bị… “mời” ra khỏi phòng họp.
Related news
Chiều 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn với sự tham gia của đầy đủ 3 "nhà": Nông dân, DN và nhà quản lý.
Trong năm 2014, dự án Lifsap đã hỗ trợ các hộ chăn nuôi tại địa phương lắp đặt được 130 công trình hầm biogas, 1 cơ sở giết mổ tập trung tại xã Bàu Hàm 2 và 1 lò giết mổ vệ tinh tại tỉnh lộ 25 đều đã đi vào hoạt động. Huyện cũng đã phát triển được hơn 100 hộ chăn nuôi heo theo chuẩn ViệtGAP, tăng gấp đôi so với năm 2013.
Krông Pa là huyện có khí hậu nắng nóng quanh năm nhưng lại sở hữu điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê. Hiện nay, đàn dê ở Krông Pa được coi là lớn nhất tỉnh Gia Lai, trên chín ngàn con. Bởi vậy, nơi đây nhiều người biết đến như là “xứ sở ngàn dê”. Và thịt dê trở thành món không thể thiếu trong những lúc nhâm nhi và trong cả ngày Tết của người dân vùng này.
Năm 2007, sau khi dự lớp tập huấn chăn nuôi bò sữa do Hội Nông dân xã tổ chức và tham quan các trại nuôi bò ở TP. Hồ Chí Minh, chị Mạch Thị Trường Xuân (ngụ ấp Tân Tỉnh A, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chuyển hướng từ nuôi heo, bò thịt sang nuôi 5 con bò sữa.
Theo đó, Bộ yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng ngân sách dự phòng phục vụ công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ thức ăn và kỹ thuật phòng chống rét cho gia súc. Đặc biệt, sở NN&PTNT phối hợp với các đoàn thể kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò đến từng thôn bản và hộ gia đình.