Hồng Đà Lạt Bị Bệnh Giác Ban Tấn Công
Theo tin từ Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt, niên vụ 2014, năng suất cây hồng ăn trái giảm rất mạnh, tới 40 - 50% năng suất trên toàn vùng. Nguyên nhân chính là cây hồng Đà Lạt bị bệnh giác ban tấn công trên diện rộng.
Bệnh giác ban là loại bệnh khiến lá hồng xoăn lại, rụng lá và trái. Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa, vào những tháng 6, 7, 8 đồng thời là những tháng hồng ra hoa kết trái. Chính bởi vậy nên năng suất hồng giảm nhiều, ảnh hưởng tới sản lượng thu hoạch của người trồng hồng.
Tuy năng suất hồng trái giảm nhưng giá hồng trái bán trên thị trường không tăng. Giá “cổng trại” cho hồng giòn cũng chỉ dừng lại ở mức 3.500 - 5.000 đồng/kg dẫn đến việc nhiều diện tích hồng bị phá bỏ trồng những loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt đang tìm hướng nghiên cứu trị bệnh cho cây hồng, giúp bà con tìm hướng mở cho loại cây ăn trái đặc sản này của Đà Lạt.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ siêng năng chịu khó, tích cực học hỏi, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, những năm qua, nông dân Nguyễn Văn Bé, ấp Hồ Tàu, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã thành công với mô hình nuôi tôm - cua trong rừng ngập mặn, tạo ra mô hình kinh tế ổn định. Mô hình đã được nhiều người học tập và làm theo.
Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của xã Thanh Lương (TX. Bình Long - Bình Phước). Đặc biệt trong 4 năm gần đây, chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học đang phát triển mạnh về số hộ nuôi và tổng đàn.
Nhãn tiêu da bò trồng ở xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn - Đak Lak) đạt năng suất bình quân từ 14 - 16 tấn/ha/năm, với giá bán trong dịp tết là trên 20.000 đồng/kg, đã cho người trồng nhãn khoản lợi nhuận đáng kể
Hiện toàn tỉnh Long An đã triển khai xây dựng 93 mô hình cánh đồng đạt giá trị tăng thêm trên 25 triệu đồng/ha/năm, trên tổng diện tích 4.619ha, với 5.944 nông hộ tham gia. Trong đó, có 30 cánh đồng có giá trị tăng thêm trên 50 triệu đồng/ha/năm; 39 mô hình đạt giá trị tăng thêm từ 30 - 50 triệu đồng/ha và 24 mô hình đạt ổn định trên 25 triệu đồng/ha/năm.
Phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện đầu nguồn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã củng cố và phát triển mạnh nghề nuôi cá tra giống và trở thành một trong những địa chỉ cung cấp cá giống hàng đầu của tỉnh và đồng bằng sông Cửu Long.