Hơn nửa triệu 1kg cá niên đặc sản Quảng Ngãi

Cá niên còn được đồng bào thiểu số người Hrê gọi là Cai-lin, còn người Kor gọi là Ca-da-lết, Jia-liếc.
Theo một số tài liệu thì cá niên có tên khoa học là Onychostoma gerlachi, thuộc họ cá chép.
Cũng như một số tỉnh, thành miền Trung ở Quảng Nam, Bình Định... cá niên Quảng Ngãi được phân bố trên nhiều con sông suối của miền núi.
Cá niên đặc sản Quảng Ngãi có mức giá không hề rẻ
Loài cá này thường sống theo bầy đàn và cư trú tập trung nhiều ở những vùng nước sâu dọc các con sông, suối đầu nguồn... thế nhưng chỗ ưa thích nhất của cá niên là dưới chân các con thác, ghềnh đá, đặc biệt là dưới những chân thác bọt nước tung trắng xóa.
Khu vực nước sông, suối chảy là nơi cá niên thường hay sinh sống.
Dù luôn bơi ngược dòng nước xiết, thế nhưng không bao giờ cá niên vượt thác. Thức ăn chính của cá niên là rêu và con hà... bám trên gờ đá.
Kích cỡ của cá niên trung bình chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái người lớn. Tuy nhiên tại một số vùng như Trà Bồng, Tây Trà... cá niên đặc sản Quảng Ngãi đánh bắt được to đến 2 - 3 ngón tay của người lớn.
Anh Đinh Văn Nhim (32 tuổi, xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) - người có thâm niên hơn 10 năm trong việc săn bắt cá niên bộc bạch:
“Cá niên có thể đánh bắt được quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa hè khi dòng nước ở các con sông suối cạn và trong.
Để đánh bắt thì có nhiều hình thức khác, thế nhưng phổ biến nhất là quăng chài, thả lưới và dùng súng bắn tên tự tạo hoặc đoọc để đâm".
Một trong những hình thức đánh bắt phổ biến là quăng chài.
Ban ngày loài cá niên nhanh nhẹn và khôn khéo, hơn nữa lại sống gần chân thác, ghềnh nên rất khó bắt.
Tuy nhiên vào ban đêm cá niên di chuyển chậm hơn nên người dân hay chọn thời điểm này, rồi dùng đèn soi để đâm bắt.
Già Phạm Văn Bun (64 tuổi, xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) kể: "Hơn 10 năm về trước, cá niên ở các con sông suối trên địa bàn Ba Tơ nhiều lắm.
Theo đó có hôm đi thả lưới được một vài kí là bình thường".
"Tuy nhiên gần đây, khi cá niên được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản nên giá rất cao, dẫn đến số lượng người tham gia đánh bắt đông hơn.
Bên cạnh đó hình thức đánh bắt là chích điện nên cá niên hiếm dần. Nhiều khi đi cả đêm mới bắt được vài lạng, nửa kí", anh Phạm Dách, ở xã Ba Vinh, cùng huyện kể.
Theo đó giá cá niên đặc sản Quảng Ngãi cũng tăng vọt, có thời điểm lên đến 600.000 đồng/kg, trở thành một trong những sản vật đắt tiền tại địa phương này.
Related news

Theo ngày tháng, các loại rau xanh cứ lặng lẽ từ nhà vườn ra chợ vào từng gian bếp, lên bàn ăn của mỗi gia đình. Từ gốc gác cội nguồn thảo mộc tự nhiên bước vào nền văn minh nông nghiệp khi được thuần hóa, trồng trọt trên thổ nhưỡng, nền nhiệt riêng biệt mà tạo ra những thứ rau đặc sản vùng miền.

Chủ vườn rau sạch này là ông Lê Phước Thọ (ở ấp An Thuận, thị trấn An Phú, huyện An Phú, An Giang), nguyên là một cán bộ Sở Tài Nguyên – Môi trường. Thời đương nhiệm, ông được cử đi cùng nhiều đoàn tham quan học hỏi ở nhiều nước về xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó có cách trồng rau sạch.

Trung tâm Khoa học và Môi trường huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang triển khai mô hình trồng cây đinh lăng với quy mô 5 sào tại hai xã Việt Ngọc và Ngọc Vân với kinh phí gần 40 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của huyện. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60 % giá giống, vật tư và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.

Trong khuôn khổ Dự án Legato “Kỹ thuật thâm canh và công nghệ sinh thái- Công cụ đánh giá rủi ro và cơ hội của hệ thống sản xuất lúa nước” của Đức và các quốc gia Đông Nam Á khác, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cùng với Viện Chính sách và Quản lý - Trường đại học KHXH&NV – đại diện ban điều phối Dự án đã thiết lập “Mô hình công nghệ sinh thái trong sản xuất lúa nước” triển khai tại 3 tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc và Lào Cai.

Vĩnh Long đang bước vào cao điểm thu hoạch rộ lúa Đông Xuân 2014 - 2015. Tính đến trung tuần tháng 2, toàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 16.000/61.000ha gieo sạ, năng suất bình quân 6,7 tấn/ha. Diện tích còn lại tập trung giai đoạn từ đòng trổ đến chín.