Hơn 400ha Mía Bị Nhiễm Sâu Bệnh
Năm 2014, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) canh tác mía với diện tích 2.690ha, mía trong giai đoạn từ 5-6 tháng tuổi, chủ yếu ở các xã: Tân Tiến, Hỏa Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và phường VII. Trong những ngày qua, mưa nhiều làm cho diện tích sâu bệnh trên cây mía tăng đáng kể.
Toàn thành phố có hơn 400ha mía bị sâu bệnh gây hại, tăng 85ha so với tuần trước. Trong đó, các đối tượng gây hại chủ yếu là sâu đục thân, rệp sáp, rầy đầu vàng, bọ trĩ, bệnh thối đỏ, đốm đỏ, rỉ sắt. Tuy vậy, bệnh ở cấp độ thấp, chưa ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây mía.
Trước tình hình này, ngành chức năng thành phố khuyến cáo bà con trồng mía, tập trung các biện pháp chăm sóc cây mía như đánh lá mía, bón phân, vô gốc, giúp cây mía phục hồi phát triển, hạn chế những thiệt hại, cũng như đảm bảo năng suất cho cây mía.
Có thể bạn quan tâm
Mạnh dạn đầu tư nhà lưới trồng dưa, gia đình chị Hoàng Thị Thu (Thị trấn Hà Trung, Thanh Hóa) đã thắng lợi ngay năm đầu tiên.
Không có quỹ đất quá rộng, song nhờ chịu khó học hỏi, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, ông Nguyễn Văn Dũng luôn có thu nhập cao và ổn định nhờ nông nghiệp.
Thay vì nuôi cá thịt thương phẩm, anh Trần Văn Ngọc ở huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước) lại chọn cá Koi, loại cá có xuất xứ từ Nhật để khởi nghiệp làm giàu.
Mô hình nuôi cá linh kết hợp nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa của anh Bùi Chí Nhân đang triển khai, cho thu nhập lên tới hàng tỷ đồng ngay từ vụ đầu tiên.
Năm qua ngành tôm đã gặt hái được nhiều thành quả và để lại dấu ấn trên trường quốc tế. Để đạt được điều này là sự đóng góp không nhỏ của các mô hình nuôi tôm