Hơn 24.000 Ha Nuôi Tôm Mất Trắng Vì Dịch Bệnh
Trong đó, Sóc Trăng và Trà Vinh là hai tỉnh có diện tích bị dịch bệnh lớn nhất chiếm hơn 50%.
Đó là thông tin được Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đưa ra tại Hội nghị Sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nửa cuối năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 29-7 tại TP.HCM.
Ông Luân cho biết, tính từ đầu năm 2014 đến nay, có trên 24.000ha nuôi tôm bị thiệt hại chủ yếu bị bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy xảy ra ở 20 tỉnh thành ven biển. Trong đó, Sóc Trăng và Trà Vinh là hai tỉnh có diện tích bị dịch bệnh lớn nhất chiếm hơn 50%. Ngoài ra có hơn 16.000 lồng nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa và Phú Yên cũng thiệt hại vì dịch bệnh.
Theo ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, do hầu hết các tỉnh thực hiện sản xuất không đúng quy hoạch, người dân tự ý chuyển đổi diện tích nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản nhưng lại không đầu tư hạ tầng nên môi trường ô nhiễm, xảy ra dịch bệnh. Ngoài ra, do hộ nuôi nhỏ lẻ nhiều, không chú trọng công tác xử lý nước đầu nguồn, xử lý nước thải nên thủy sản chết.
Qua kiểm tra tại các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu hầu như 100% cơ sở nuôi nhỏ, lẻ không có ao lắng, không xử lý ao nuôi. Đặc biệt việc lạm dụng thuốc, hóa chất cấm làm thuốc thú y rất phổ biến. Vì vậy dịch bệnh xảy ra trầm trọng ở các tỉnh này.
Có thể bạn quan tâm
Sau ba năm thực hiện chính sách phát triển vùng sản xuất rau chế biến (giai đoạn 2010-2012), tỉnh Bắc Giang đã hình thành hàng chục vùng gieo trồng tập trung quy mô lớn, đáp ứng một phần nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản. Nhờ đó, nhiều nông dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Kế Sách là vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh Sóc Trăng, nhưng diện tích treo ao đã trên 70%. Những người tâm huyết với nghề giờ cũng ngán ngẫm, đành treo ao để chờ giá đầu ra ổn định, nhưng xem ra tình hình chẳng mấy cải thiện.
Sau ngày chính quyền địa phương hợp nhất 16 hợp tác xã (HTX) ở làng nghêu Khai Long (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) thành một, những người điều hành hoạt động khai thác nơi bãi bồi ven biển ấy có cách làm hoàn toàn mới mẻ…Từ đó, việc khai thác nguồn lợi thủy sản ở ven bãi cạn này không còn bị xáo trộn.
Thấy người đi bán dạo giới thiệu về giống gà Nòi nuôi mau lớn, bán được giá cao, nên chị Hồ Thị Hiền ở xã Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã mua hơn 200 con gà giống về nuôi.
Hiện nay, cùng với nuôi tôm, nhiều nông dân trong huyện Phú Tân (Cà Mau) đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập. Anh Thái Văn Việt ở ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ thực hiện mô hình nuôi ba ba thương phẩm. Mô hình này thành công đã giúp cho anh cải thiện điều kiện kinh tế, cuộc sống ổn định hơn.