Hơn 24.000 Ha Nuôi Tôm Mất Trắng Vì Dịch Bệnh
Trong đó, Sóc Trăng và Trà Vinh là hai tỉnh có diện tích bị dịch bệnh lớn nhất chiếm hơn 50%.
Đó là thông tin được Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đưa ra tại Hội nghị Sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nửa cuối năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 29-7 tại TP.HCM.
Ông Luân cho biết, tính từ đầu năm 2014 đến nay, có trên 24.000ha nuôi tôm bị thiệt hại chủ yếu bị bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy xảy ra ở 20 tỉnh thành ven biển. Trong đó, Sóc Trăng và Trà Vinh là hai tỉnh có diện tích bị dịch bệnh lớn nhất chiếm hơn 50%. Ngoài ra có hơn 16.000 lồng nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa và Phú Yên cũng thiệt hại vì dịch bệnh.
Theo ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, do hầu hết các tỉnh thực hiện sản xuất không đúng quy hoạch, người dân tự ý chuyển đổi diện tích nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản nhưng lại không đầu tư hạ tầng nên môi trường ô nhiễm, xảy ra dịch bệnh. Ngoài ra, do hộ nuôi nhỏ lẻ nhiều, không chú trọng công tác xử lý nước đầu nguồn, xử lý nước thải nên thủy sản chết.
Qua kiểm tra tại các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu hầu như 100% cơ sở nuôi nhỏ, lẻ không có ao lắng, không xử lý ao nuôi. Đặc biệt việc lạm dụng thuốc, hóa chất cấm làm thuốc thú y rất phổ biến. Vì vậy dịch bệnh xảy ra trầm trọng ở các tỉnh này.
Related news
Theo ước tính, mỗi năm ngành chè Việt Nam tự làm mình thiệt hại khoảng 500 tỷ đồng và đang đứng trước nguy cơ về một cuộc khủng hoảng. Sử dụng thuốc BVTV chưa an toàn là một trong những nguyên nhân mang tính cốt tử, ảnh hưởng lớn nhất đến thực trạng này.
Nhiều hội viên nông dân ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành cảm phục mỗi khi nhắc đến ông Phan Văn Thành (SN 1939), nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền của xã bởi sự năng động, nhiệt tình trong công tác Hội Nông dân, nhạy bén trong phát triển kinh tế.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.
Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm cam mang chỉ dẫn địa lý “Cao Phong”, đây được xác định là thách thức lớn, đồng thời là giải pháp trọng tâm nhằm củng cố những giá trị bền vững giúp cam Cao Phong (Hòa Bình) phát triển trở thành một thương hiệu mạnh.
Trước tình hình khó khăn đầu ra của các loại hàng hóa nông sản, nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã chịu khó suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ hơn về thị trường để tổ chức sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong đó, trồng cam xoàn là một thí dụ điển hình.