Hơn 17 Ha Diện Tích Nuôi Tôm Bị Bệnh Đốm Trắng Ở Hà Tĩnh
Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh đến nay toàn tỉnh có 17,16 ha diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng tại hai huyện Kỳ Anh và Lộc Hà, thiệt hại hơn 400 vạn con giống.
Bà Đặng Thị Thu Hoàn – Chi cục phó Chi Cục thú y tỉnh cho biết: Từ ngày 3/5 bệnh đốm trắng ở tôm xuất hiện đầu tiên tại hộ Lê Thị Hạnh, thuộc vùng nuôi Đồng Khẩu, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh với diện tích 0,4 ha, số giống thiệt hại 6 vạn con. Sau đó, xuất hiện thêm tại 7 vùng nuôi tôm thuộc các huyện Kỳ Anh và Lộc Hà của 24 hộ có diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Bước vào vụ nuôi thời tiết bất thuận, mưa nắng thất thường cùng với việc cải tạo ao đầm chưa đảm bảo theo đúng quy trình; nguồn tôm giống thả nuôi kém chất lượng có thể là nguyên nhân đến dịch bệnh. Mặt khác, nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông vào không qua xử lý; trong ao nuôi tôm còn có một số loài giáp xác tự nhiên như tôm rảo, cua, còng ..là các vật chủ trung gian thường mang mầm bệnh đốm trắng.
Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh ở tôm, Chi cục thú y tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường giám sát diễn biến dịch bệnh tại các vùng nuôi. Đơn vị đã cấp 1850 kg hóa chất Chlorine cho các địa phương tập trung xử dịch bệnh. Tiếp tục khuyến cáo các hộ nuôi khác sử dụng biện pháp phòng ngừa, phát hiện xử lý dịch bệnh kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
KTNT - Hàng chục hộ dân ở thôn 9, xã Minh Phú đứng trước nguy cơ thiếu đói do lúa chết hàng loạt. Nguyên nhân bà con cho rằng, là do nước thải từ Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải y tế của Công ty TNHH Môi trường Phú Hà đóng tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh.
Báo Kinh tế nông thôn từng có bài phản ánh tình trạng ô nhiễm tại vùng nuôi tôm trên cát tại hai thôn Bắc Hòa, Phú Hòa thuộc xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh). Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của TP.Biên Hòa, làng cá bè trên tuyến sông Cái sẽ là một trong những điểm nhấn trong tuyến du lịch sinh thái sông Đồng Nai. Chủ trương sắp xếp, quy hoạch lại làng cá bè được thành phố thực hiện từ nhiều năm trước đây.
Giai đoạn 2010 - 2015 sản lượng ngành Thủy sản Nghệ An đạt 145.000 tấn, tăng 45% so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ qua đặt ra; kết quả đó là từ nỗ lực của nghề cá nhân dân trong khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy, hải sản...
Theo lịch thời vụ, thời gian thả nuôi tôm quảng canh mô hình tôm - lúa đã kết thúc, ngành nông nghiệp Sóc Trăng khuyến cáo nông dân cần xả bỏ nước mặn, tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn cho đất, chuẩn bị gieo sạ lại vụ lúa để sản xuất bền vững.