Hơn 17 Ha Diện Tích Nuôi Tôm Bị Bệnh Đốm Trắng Ở Hà Tĩnh

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh đến nay toàn tỉnh có 17,16 ha diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng tại hai huyện Kỳ Anh và Lộc Hà, thiệt hại hơn 400 vạn con giống.
Bà Đặng Thị Thu Hoàn – Chi cục phó Chi Cục thú y tỉnh cho biết: Từ ngày 3/5 bệnh đốm trắng ở tôm xuất hiện đầu tiên tại hộ Lê Thị Hạnh, thuộc vùng nuôi Đồng Khẩu, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh với diện tích 0,4 ha, số giống thiệt hại 6 vạn con. Sau đó, xuất hiện thêm tại 7 vùng nuôi tôm thuộc các huyện Kỳ Anh và Lộc Hà của 24 hộ có diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Bước vào vụ nuôi thời tiết bất thuận, mưa nắng thất thường cùng với việc cải tạo ao đầm chưa đảm bảo theo đúng quy trình; nguồn tôm giống thả nuôi kém chất lượng có thể là nguyên nhân đến dịch bệnh. Mặt khác, nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông vào không qua xử lý; trong ao nuôi tôm còn có một số loài giáp xác tự nhiên như tôm rảo, cua, còng ..là các vật chủ trung gian thường mang mầm bệnh đốm trắng.
Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh ở tôm, Chi cục thú y tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường giám sát diễn biến dịch bệnh tại các vùng nuôi. Đơn vị đã cấp 1850 kg hóa chất Chlorine cho các địa phương tập trung xử dịch bệnh. Tiếp tục khuyến cáo các hộ nuôi khác sử dụng biện pháp phòng ngừa, phát hiện xử lý dịch bệnh kịp thời.
Related news

Theo ông Trung, để giúp nông dân canh tác đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, nhất là thị trường khó tính như Mỹ, Cục Bảo vệ thực vật tập trung hỗ trợ và hướng dẫn các địa phương, nông dân ở các vùng chuyên canh trồng vải và nhãn về chăm sóc và kỹ thuật.

Trạm Thú y thành phố còn cấp phát thuốc Benkocid cho lực lượng thú y cơ sở tiến hành phun thuốc tiêu độc sát trùng, vệ sinh chuồng trại, khu vực giết mổ... Từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố không có ổ dịch cúm gia cầm xảy ra.

Những năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn, trong đó có hỗ trợ về nhu cầu máy nông nghiệp. Tuy nhiên, tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh, sản phẩm trên thị trường máy nông nghiệp vẫn chủ yếu là hàng Trung Quốc, một phần máy của Nhật Bản, Hàn Quốc, sản phẩm “made in Vietnam” chỉ chiếm 15-20% thị phần.

UBND tỉnh vừa có có văn bản giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các huyện/thành phố/thị xã khẩn trương triển khai theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đối phó với ảnh hưởng của El Nino.

Quả lê để 5 tháng nhưng chỉ hơi héo mà PGS-TS Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, công bố mới đây khiến dư luận càng thêm lo ngại về các chất độc hại trong trái cây Trung Quốc.