Hơn 01 Tỷ Đồng Mua Chlorine Để Xử Lý Môi Trường Ao Tôm Nuôi

Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT), cho biết: từ đầu vụ nuôi năm 2014 đến nay trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có 16.708 hộ thả nuôi hơn 1,91 tỷ con tôm giống trên diện tích 16.908 ha; trong đó, có 12.692 hộ thả nuôi 908,6 triệu con tôm sú 14.743ha và 4.016 hộ thả nuôi hơn 01 tỉ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 2.165ha; tuy nhiên, do thời tiết diễn biến bất lợi, các yếu tố môi trường vùng nuôi thủy sản biến động cùng với mầm bệnh tiềm ẩn trong thời gian qua… làm cho hơn 206,8 triệu con tôm giống bị thiệt hại, với diện tích 891 ha; trong đó, có 36,4 triệu con tôm sú bị thiệt hại (diện tích 530,5ha) với số lượng giống, 170,4 triệu con tôm thẻ chân trắng (diện tích 360,62 ha).
Trước tình hình đó, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành công văn số 803/UBND-NN ngày 18 tháng 3 năm 2014 về việc chấp thuận chủ trương phân bổ hơn 01 tỷ đồng để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua dự phòng 30 tấn chlorine để phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản.
Được biết, trước đó, UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, hỗ trợ cho tỉnh 100 tấn chlorine (với kinh phí hơn 03 tỷ đồng) từ nguồn hóa chất dự trữ Quốc gia để tỉnh phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2014.
Việc mua hóa chất (chlorine) dự trữ nhằm chủ động xử lý kịp thời khi dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra, góp hạn hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho nông dân, góp phần thắng lợi vụ nuôi tôm năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Khi nghề nuôi cá tra xuất khẩu luôn bấp bênh về đầu ra, dẫn đến tỷ lệ rủi ro cao thì một số ngư dân trong tỉnh An Giang đã nhanh chóng chuyển hướng nuôi các loại cá đặc sản, phục vụ thực khách tại các nhà hàng, quán ăn. Ông Lê Văn Dũng, Chi hội Nghề cá thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân) là một điển hình trong số đó.

Hàng năm, thiệt hại trên diện tích tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng vẫn còn lớn, có năm thiệt hại tới 70-80% diện tích thả nuôi. Năm 2013 dù là vụ nuôi tôm khá thành công của các hộ dân tỉnh Sóc Trăng, nhưng thiệt hại cũng chiếm trên 30%. Còn vụ tôm năm 2014, tuy mới qua nửa chặng đường, nhưng thiệt hại đã chiếm tới 36% diện tích thả nuôi.

Cá chiên, loài cá được mệnh danh là chúa tể lòng sông Đà vì bản tính hung dữ và có trọng lượng trưởng thành lên tới 70kg (nhiều tài liệu ghi 90kg). Đây còn là loài cá thuộc nhóm “tứ quý”, dùng để tiến vua... Rất nhiều người đã tốn bao công sức để thuần hóa loài cá này, nhưng đều thất bại. Câu chuyện nuôi cá Chiên tưởng chừng khó thì nay đã thực hiện thành công trên lòng hồ thủy điện Sơn La.

Ngày 21-7, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng, Trưởng bộ môn nuôi thủy sản nước mặn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, ông và các cộng sự đã sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh.

Hiện nay, bệnh trên con tôm bùng phát tại vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, Phú Yên) khiến nhiều người nuôi lỗ vốn. Nguyên nhân vẫn là “điệp khúc” do thời tiết không thuận lợi, người nuôi tôm chưa chấp hành quy chế vùng nuôi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa phù hợp…