Hơn 01 Tỷ Đồng Mua Chlorine Để Xử Lý Môi Trường Ao Tôm Nuôi

Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT), cho biết: từ đầu vụ nuôi năm 2014 đến nay trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có 16.708 hộ thả nuôi hơn 1,91 tỷ con tôm giống trên diện tích 16.908 ha; trong đó, có 12.692 hộ thả nuôi 908,6 triệu con tôm sú 14.743ha và 4.016 hộ thả nuôi hơn 01 tỉ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 2.165ha; tuy nhiên, do thời tiết diễn biến bất lợi, các yếu tố môi trường vùng nuôi thủy sản biến động cùng với mầm bệnh tiềm ẩn trong thời gian qua… làm cho hơn 206,8 triệu con tôm giống bị thiệt hại, với diện tích 891 ha; trong đó, có 36,4 triệu con tôm sú bị thiệt hại (diện tích 530,5ha) với số lượng giống, 170,4 triệu con tôm thẻ chân trắng (diện tích 360,62 ha).
Trước tình hình đó, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành công văn số 803/UBND-NN ngày 18 tháng 3 năm 2014 về việc chấp thuận chủ trương phân bổ hơn 01 tỷ đồng để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua dự phòng 30 tấn chlorine để phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản.
Được biết, trước đó, UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, hỗ trợ cho tỉnh 100 tấn chlorine (với kinh phí hơn 03 tỷ đồng) từ nguồn hóa chất dự trữ Quốc gia để tỉnh phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2014.
Việc mua hóa chất (chlorine) dự trữ nhằm chủ động xử lý kịp thời khi dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra, góp hạn hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho nông dân, góp phần thắng lợi vụ nuôi tôm năm 2014.
Related news

Ông Đào Anh Thư, 58 tuổi, một người dân đã có nhiều năm trồng cà phê ở huyện Đác Hà cho biết, đây là những cơn mưa trái mùa, thường niên khi bước vào tháng 12 ở Tây Nguyên rất hiếm khi xảy ra mưa vì thời tiết đã chuyển hẵn sang mùa khô. Mưa trái mùa làm cho không khí dịu xuống, thời tiết mát mẻ. Nhưng đối với những người dân trồng cà phê thì đây là những trận mưa không như mong muốn.

Dù ủng hộ chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển dần sang đóng tàu vỏ sắt, nhưng nhiều ngư dân và chuyên gia cho rằng cần tránh chạy theo phong trào đóng tàu vỏ sắt, bởi tàu gỗ công suất lớn vẫn mang lại hiệu quả cao tùy theo mô hình, phương thức đánh bắt...

Ngoài 2 vụ lúa chính trong năm, 5 năm trở lại đây gia đình chị Nguyễn Thị Toàn, thôn Nghĩa Xá, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã có nguồn thu nhập ổn định từ mô hình trồng nấm sạch.

Sử dụng phương pháp sạ hàng có nhiều ưu điểm như: giảm được lượng giống so với sạ lan khoảng 5 - 10 kg/công, sạ hàng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chi phí giảm, nhưng năng suất từ bằng đến cao hơn sạ lan. Ngoài ra, sạ hàng khi bị mưa dập thì tỷ lệ chết giống cũng ít hơn sạ lan.

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy sản trên biển hiện nay, nhất là tổn thất sau thu hoạch khá cao, từ 20-30% giá trị sản phẩm; các mô hình liên kết trong sản xuất hiện có của tỉnh do ngư dân tự nguyện hình thành nên tính liên kết thiếu bền vững.