Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội vai trò trung tâm nòng cốt của nông dân

Hội vai trò trung tâm nòng cốt của nông dân
Ngày đăng: 26/10/2015

Với vai trò “trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới”, đòi hỏi Hội Nông dân (Hội ND) phải tạo nên bước chuyển mạnh trong xây dựng phong trào nông dân vững mạnh, chung trách nhiệm cho mục tiêu: Đến năm 2020, thu nhập của người nông dân tăng gấp 2,5 lần năm 2008.

Đột phá từ Kết luận 61 và Quyết định 673

Để có sức mạnh tổng hợp đồng chiều, Thường vụ T.Ư Hội ND Việt Nam đã xây dựng Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của HND Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn 2010 – 2020” .

Đề án được Ban Bí thư chấp thuận, ban hành văn bản Kết luận số 61- KLTW ngày 3.12.2009, sau đó là Quyết định 673/QĐ – TTg ngày 10.5.2011 của Thủ tướng Chính phủ với 3 nội dung lớn: Thứ nhất, khẳng định vị trí, vai trò của Hội ND trong CNH – HĐH đất nước; giao thêm nhiệm vụ cho Hội trực tiếp thực hiện và phối phối hợp thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hai là, tăng thêm nguồn lực và điều kiện bảo đảm cho Hội ND hoạt động có hiệu quả.

Ba là, xây dựng giai cấp nông dân là lực lượng chính trị vững mạnh của Đảng; là lượng sản xuất nông nghiệp tiên tiến; là lực lượng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ cấp T.Ư đến cấp cơ sở.

Chủ tịch BCH Nguyễn Quốc Cường (phải) và đoàn công tác T.Ư Hội NDVN thăm mô hình chăn nuôi gà đẻ của hộ anh Nguyễn Huy Tiến, xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).

Sau 5 năm tổ chức thực hiện, với những thành công lớn, có thể khẳng định, Kết luận 61, Quyết định 673 là sự “đột phá”, tạo nên bước ngoặt về nâng cao vị trí, vai trò của Hội ND, đồng thời cũng là “bước đi tiếp” đến thành công:

Trước tiên, Hội đã liên kết với cấu trúc kinh tế - xã hội, với nhân tố bên trong là cộng đồng tổ, nhóm, HTX nông nghiệp, tín dụng, các câu lạc bộ nông dân ở nông thôn.

Và nhân tố bên ngoài là các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ban, ngành; các doanh nghiệp, nhà hoạch định chiến sách, nhà khoa học..., tạo nên sức mạnh chung trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp; trong đó, ngành chăn nuôi phát triển nhanh, tăng từ 30 lên 42% giá trị đóng góp cho toàn ngành nông nghiệp.

Vị thế của nông dân ngày càng cao

Có thể nói, các hoạt động của Hội ND ngày càng thể hiện sự thiết thực khi tạo ra chất lượng mới trong các phong trào nông dân thi đua: Bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng nông thôn mới và sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu, giảm nghèo bền vững đạt kết quả cao hơn, toàn diện diện hơn như:

Sản xuất nông nghiệp vẫn giữ được đà tăng trưởng khá, xuất khẩu nông sản đạt mức kỷ lục 31 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu rau, củ quả, hoa trái đạt 10,3 tỷ USD và ngày càng thâm nhập sâu hơn vào thị trường khó tính, có giá trị sinh lời cao như Mỹ, Canada, NewZealand, Nhật, Hàn Quốc, EU...

Từ phong trào “thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, đã xuất hiện những “mẫu hình người nông dân mới” vượt khó, sáng tạo, quyết chí làm giàu như ông Ngô Kim Lai ở Phú Yên đã phải làm đi làm lại hơn 1.000 lần thử nghiệm để cho ra đời sản phẩm “đông trùng hạ thảo”, đạt mức 150kg/tháng.

Giá bán 100 triệu đồng/kg.

Anh Nguyễn Văn Vượng từ Đăk Nông ra Bắc Giang học tập cách nuôi vịt trời.

Với 22 triệu đồng vốn ban đầu, mua được 200 quả trứng vịt giống; đến nay, trang trại của anh đã lên tới hàng chục ngàn con, thu lãi 1 tỷ đồng/năm.

Ông Trịnh Duy Tân (Ninh Bình), nhờ áp dụng chăn nuôi công nghệ cao, mỗi năm ông xuất bán 170 – 200 tấn thịt lợn hơi, giá bán luôn cao hơn các trang trại khác từ 3 – 7 ngàn đồng/kg, doanh thu đạt 3 – 5 tỷ đồng/năm…

Và hàng ngàn người nông dân khác trên cả nước, đã âm thầm hiến đất cho mở đường, xây trường học..

góp phần làm nên những nông thôn mới khang trang.

Thực tế cho thấy, Kết luận 61 là mở đường, Quyết định 673 là hành động, trong đó Quỹ Hỗ trợ nông dân là một “điểm nhấn” quan trọng.

Trước hết là sự vào cuộc của Chính phủ: Hỗ trợ ngay cho Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp T.Ư 300 tỷ đồng; từ năm 2012 – 2020, mỗi năm căn cứ vào tình hình cụ thể, ngân sách trung ương hỗ trợ thêm để tăng cường nguồn Quỹ.

Tiếp theo là UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chỉ đạo việc thành lập quỹ, hằng năm hỗ trợ ngân sách địa phương cho Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc hội nông dân các cấp”.

Qua 6 năm thực hiện, bằng sự sáng tạo, những nỗ lực trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Hội ND các cấp, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành, Quỹ Hỗ trợ nông dân đã phát triển nhanh về quy mô và “tăng tốc”, đạt doanh số hàng ngàn tỷ đồng, đã chuyển cho nhóm hộ, tổ hợp tác vay sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm hoặc ngành hàng, có thị trường tiêu thụ đã mở ra cách làm ăn mới của người nông dân trong thời hội nhập.

Từ thực tiễn, Hội ND trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng nông thôn mới, năng lực đội ngũ cán bộ hội, nhất là cấp cơ sở đã được nâng lên về công tác vận động, tập hợp, đoàn kết nông dân, xây dựng các phong trào nông dân thi đua yêu nước.

Những kiến thức của cán bộ hội về tổ chức sản xuất, thị trường và phối hợp thực hiện với các thành viên Mặt trận Tổ quốc trên địa bàn dân cư đã có bước chuyển cơ bản, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và trở thành địa chỉ tin cậy của nông dân.

Hội ND Việt Nam – 85 năm xây dựng, trưởng thành đồng hành, tuy mỗi thời kỳ có nhiệm vụ khác nhau, nhưng ở giai đoạn cách mạng nào của dân tộc, Hội cũng có những đóng góp to lớn.

Thành công đó, có nguyên nhân từ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm phối hợp của các cấp các ngành và những đóng góp  hết mình về:

Trí tuệ, trách nhiệm của tập thể Ban Thường vụ, cá nhân các đồng chí lãnh đạo Hội ND qua các nhiệm kỳ và đương nhiệm từ T.Ư đến địa phương, cùng với tinh thần yêu nước, đoàn kết, và trách nhiệm của các hội viên nông dân trong cả nước trong sức mạnh vô tận của giai cấp nông dân Việt Nam  -  Đây là một nguồn năng lượng vô tận để Hội ND tiếp tục giành thắng lợi cao hơn, toàn diện hơn thời hội nhập.

Hội đã tháo gỡ được những khó khăn lớn cho hộ nông dân sản xuất nhỏ, không thể tự mình vượt qua được như: Vốn, thông tin thị trường, khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu hàng hóa và tư vấn pháp luật, đào tạo nghề...

Cùng với các nhân tố khác, đã đóng góp cho Chương trình Mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo giảm bình quân 2%/năm và giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở 63 huyện miền núi theo Chương trình 30a của Chính phủ.


Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh thả nuôi được 2.665ha thủy sản Toàn tỉnh thả nuôi được 2.665ha thủy sản

Theo Sở NN-PTNT, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Phú Yên thả nuôi được 2.665ha thủy sản các loại, trong đó tôm sú 268ha, tôm thẻ 1.797ha, cá các loại 307ha, thủy sản khác 293ha.

15/11/2015
Kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo đặt trong ao Kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo đặt trong ao

Cá lóc là loài cá ăn tạp, có sức sống cao, khả năng chịu đựng tốt với môi trường. Hiện nay, cá lóc là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân.

15/11/2015
Vắng lặng mùa cá Vắng lặng mùa cá

Cuối tháng chín âm lịch, mực nước trên kênh Vĩnh Tế và khu vực Tứ giác Long Xuyên đã xuống thấp, mùa nước bắt đầu rút sớm và không theo thông lệ hàng năm. Ở thời điểm này, hoạt động đánh bắt thủy sản khá yên ắng, nhiều địa bàn được mệnh danh “túi cá đồng” cũng vắng lặng.

15/11/2015
Diện tích nuôi tôm sú ước đạt 577.843 ha, tăng 4,5% Diện tích nuôi tôm sú ước đạt 577.843 ha, tăng 4,5%

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 10 năm 2015 ước đạt 298 ngàn tấn, tăng 4,7% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 10 tháng đầu năm đạt 2884 ngàn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ.

15/11/2015
Nông-lâm-ngư nghiệp đem về 14.000 tỷ đồng Nông-lâm-ngư nghiệp đem về 14.000 tỷ đồng

Theo ông Phạm Văn Bông - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương, trong giai đoạn 2013-2015, dù tỷ trọng ngành nông- lâm-ngư nghiệp giảm, chỉ chiếm 3% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhưng giá trị tuyệt đối ngày càng tăng. 

16/11/2015