Hội Trứng Tiêu Chảy Ở Dê Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị
1. Nguyên nhân
Bệnh chỉ xảy ra ở dê con. Các loại vi khuẩn có khả năng gây nên tiêu chảy thường là: E.coli, Clostridium perfringens và Salmonella. Một số loài virut như rota và corona cũng tham gia gây bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh này trong đàn thường tăng cao khi nuôi dê con thâm canh trong điều kiện chật chội và vệ sinh kém, hoặc nuôi dê quảng canh trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và ẩm thấp; Sử dụng thức ăn thay thế sữa kém chất lượng, thay đổi chế độ ăn và loại thức ăn đột ngột, thiếu sữa đầu.
2. Triệu trứng
- Ở thể nhẹ: Dê có thể trạng bình thường, tiêu chảy ngắn, phân thay đổi từ nhão đến loãng.
- Ở thể nặng: Cơ thể bị mất nước, dê con buồn rầu, mồm khô, mất phản xạ bú mẹ, dê yếu không đứng dậy được; đầu, tai, mũi bị lạnh; đuôi mắt nhợt nhạt, thân nhiệt hạ, bỏ ăn, bụng nhão, nhu động đường ruột tăng rất mạnh. Phân thay đổi từ sền sệt chuyển sang trắng có bọt xanh, vàng hôi thối.
3. Cách điều trị
Đưa dê con vào nơi ấm, khô ráo. Điều trị bệnh này cần kết hợp với việc bổ sung lượng nước đã bị mất, cân bằng các chất điện giải trong cơ thể và dùng kháng sinh tiêu diệt mầm bệnh.
Có thể sử dụng một trong các dung dịch chống mất nước và chất điện giải theo công thức sau đây:
- Công thức 1:
+ 10 g muối tinh
+ 50 gmuối Biccarbonat natri
+ 120 ml mật ong
Hòa các thành phần trên với 4,5l nước để cho dê uống với liều lượng 10% khối lượng cơ thể, chia làm 2 - 4 lần/ngày, trong 2 ngày liền; Từ ngày thứ 3 giảm dần dung dịch đó và tăng dần lượng sữa mẹ đến khi khỏi hoàn toàn. Nếu sau 2 ngày mà dê không khỏi tiêu chảy thì nên kết hợp dùng kháng sinh.
- Công thức 2:
+ 10 g muối tinh
+ 10 gmuối Biccarbonat natri
Hòa các thành phần trên với 2,5l nước và cho uống như ở công thức 1.
Có thể sử dụng nước sắc các loại lá, quả có chất chát như: thân lá sim, mua, búp ổi, hồng xiêm, cỏ sữa ... để thay thế nước pha ở trên.
Trường hợp bị bệnh nặng thì cần dùng kháng sinh để điều trị (ví dụ: hỗn hợp Trimethoprim – Sulfonamide, Tetracyclin, Neomycin, Sulfaguanidin ...)
4. Phòng bệnh
Cách ly ngay những con dê bị mắc bệnh. Vệ sinh chuồng dê sạch sẽ, khô ráo trước khi đẻ. Dê con sơ sinh cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Dê con cần được lót ổ bằng cỏ khô và tập cho ăn thức ăn tinh từ tuần thứ 2. Chống nhiễm bẩn vào thức ăn, nước uống.
Related news
Bệnh sưng phù đầu lợn do trực khuẩn E.Coli gây ra. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn lợn cai sữa và sau cai sữa 1-3 tuần lễ, giai đoạn này lợn con được tách khỏi mẹ nên thường có thay đổi về thức ăn, dinh dưỡng, chuồng trại nuôi nhốt.
Đây là bệnh tương đối mới, do virus Enterovirus gây ra, tồn tại ở môi trường tự nhiên, không hoạt động môi trường pH không thích hợp, có thể sống ở sản phẩm thịt lợn chế biến dưới 68 độ C. Bệnh không gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Bệnh sốt cao, truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra được phân biệt lâm sàng với bệnh LMLM ở lợn và bệnh mụn nước và viêm miệng mụn nước ở lợn.
Giống lợn con sinh ra có nguồn gốc bố, mẹ khoẻ mạnh. Để cho lợn khoẻ mạnh cần tiêm sắt cho lợn con khi mới sinh ra từ 3 ngày tuổi đến 1 tháng tuổi, tiêm đủ 3 lần.
Để lợn nái đạt tỷ lệ thụ thai cao, số con đẻ ra nhiều, trọng lượng lợn sơ sinh cao, người chăn nuôi cần phải chọn được thời điểm phối giống cho lợn nái thích hợp.