Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Bệnh Đóng Dấu Lợn

Bệnh Đóng Dấu Lợn
Ngày đăng: 02/01/2012

Bệnh đóng dấu là một bệnh truyền nhiễm, xảy ra chủ yếu ở lợn trên 3 tháng tuổi và dưới 5 năm tuổi với tính cấp tính hay mãn tính và đặc trưng lâm sàng là chết đột ngột, sốt cao với những mảng xung huyết, mẩn đỏ định hình trên da, lợn bị viêm khớp.

Nguyên nhân: Do vi trùng Erysipelas (Erysipelothrix) Rhusiopathiae gây ra. Vi trùng có hình que bắt màu gram dương (+). Vi trùng tồn tại trong đất từ những nguồn nhiễm từ phân, nước tiểu của gia súc bệnh hay gia súc mang trùng có sẵn trong niêm mạc họng, amiđan và mũi lợn. Khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ trỗi dậy phát bệnh đặc biệt là thời tiết nắng nóng, oi bức, độ ẩm cao.

Triệu chứng: Có thể bệnh nhiễm 3 thể: Thể quá cấp, thể cấp tính, thể mãn tính. Đối với thể quá cấp, xảy ra nhanh, lợn sốt cao từ 41-42oC có khi lên tới 43oC, lợn bỏ ăn nằm ì một chỗ, trụy tim rồi chết. Bệnh thường xảy ra ở lợn từ 3-4 tháng tuổi. Đối với thể cấp tính, tương tự như thể quá cấp, lợn sốt từ 41-42oC, quỵ gục, bỏ ăn và chết sau 24-48 giờ do bị nghẹt thở với những nốt sần xung huyết thâm tím trên tai và loang lổ khắp cơ thể.

Những đám xung huyết có hình tròn hay vuông đôi khi đa dạng hình và có kích thước khác nhau và tạo thành những nốt viêm da nổi mẩn cứng khắp cơ thể. Ở lợn trắng rất dễ nhận biết, nhưng ở lợn đen có thể lấy tay sờ thấy các nốt sần mẩn cứng xung huyết này. Đối với thể mãn tính, lợn sốt 40-41oC, bỏ ăn nằm bẹp một chỗ, chảy nước mắt, nước mũi.

Do bị tụ huyết đỏ sau đó tróc như vỏ đỗ, rách da, loét da và chảy nước vàng. Các khớp bị viêm và sưng, nóng đau khi sở vào. Sau 2-3 tuần bị cứng đờ, lợn đi lại khó khăn. Như vậy, có thể phân biệt 3 thể của bệnh. Thể quá cấp không thấy xuất hiện các nốt đỏ trên da. Thể cấp tính, nốt sần đỏ xung huyết khắp cơ thể và thể mãn tính, lợn bị thoái hóa da, sưng các khớp, da loét và chảy nước vàng. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, chúng ta dễ dàng chẩn đoán ra bệnh đóng dấu ở lợn.

Phòng bệnh: Bằng cách tiêm vacxin đóng dấu lợn, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn sinh học trong khu chăn nuôi.

Điều trị: Dùng Penicillin 20.000 UI/1 kg trọng lượng (1.000.000 UI/50 kg) ngày tiêm 3 lần. Ngoài ra còn dùng Ampicillin, Lincomycin có tác dụng rất tốt để điều trị bệnh đóng dấu ở lợn. Dùng Ampicillin 10-20 mg/kg trọng lượng, Ampi-Kana 1 g/40 kg trọng lượng, Ampi-Septol 1 ml/8 kg trọng lượng. Cần kết hợp với các loại thuốc trợ sức Vitamin B1, C, B-Complex, Cafein, Anagin-C và kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng cho tốt.


Có thể bạn quan tâm

Một số mẹo nuôi heo Một số mẹo nuôi heo

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp ích cho người nuôi heo trong quá trình chăm sóc và quản lý chuồng trại của mình.

19/04/2019
Kiểm soát mầm bệnh ở heo bằng dầu dừa Kiểm soát mầm bệnh ở heo bằng dầu dừa

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra rằng, sử dụng các chuỗi axit béo trung bình có trong dầu dừa bổ sung vào khẩu phần thức ăn có thể cải thiện hiệu suất

19/04/2019
Cách phòng và trị bệnh ngoại ký sinh trùng ở heo Cách phòng và trị bệnh ngoại ký sinh trùng ở heo

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da rất phổ biến ở heo, doSarcoptes scabiei suis gây ra. Đây là ngoại ký sinh trùng gây bệnh quan trọng nhất của heo.

19/04/2019
Một số mẹo nuôi heo phần 2 Một số mẹo nuôi heo phần 2

Dưới đây là những mẹo nhỏ trong nuôi lợn giúp ích cho người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí và mang lại hiệu quả.

22/04/2019
Nghiên cứu đột phá Não heo chết có thể được hồi phục một phần Nghiên cứu đột phá Não heo chết có thể được hồi phục một phần

Các tế bào não heo đã tiếp nhận oxy và glocose và thải ra carbon dioxide, quá trình cho thấy chúng đang tiêu thụ năng lượng.

22/04/2019