Hội Thảo Về An Toàn Thức Ăn Và Giảm Chi Phí Trong Chăn Nuôi

Ngày 14-3, Hội Chăn nuôi (CN) tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ CN Xuân Phú (tỉnh Đồng Nai) tổ chức Hội thảo về an toàn thức ăn CN và giải pháp giảm chi phí, tăng năng suất trong CN. Tham dự hội thảo, có GS-TS Dương Thanh Liêm, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh cùng 150 đại biểu là đại diện các trạm thú y trong tỉnh và là các hộ CN của tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
GS-TS Dương Thanh Liêm trình bày về các vấn đề liên quan đến an toàn thức ăn CN, trong đó đặc biệt chú ý đến tác hại của việc dùng kháng sinh trong thức ăn CN và một số loại chất cấm (tạo nạc, tăng trọng…) trong CN. Theo GS-TS Dương Thanh Liêm, ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống con người cũng cao hơn, trong đó “chất lượng và an toàn” chiếm một vị trí rất quan trọng.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và trong CN gia súc, gia cầm nói riêng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như: Việc hướng dẫn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo; tình trạng sử dụng các chất bổ trợ trong thức ăn CN khá tùy tiện. Từ đó, đã để lại tồn dư các hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm CN, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, người CN cần đưa an toàn thực phẩm lên thành tiêu chí hàng đầu trong CN.
Tại hội thảo, ông Phan Văn Danh, Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ CN Xuân Phú, đã có những chia sẻ với người CN về kinh nghiệm giảm chi phí, tăng năng suất trong CN, nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. Người CN có thể giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất vật nuôi bằng cách dùng con giống tốt, vệ sinh an toàn sinh học cho chuồng trại và chế độ dinh dưỡng CN hợp lý. Điều quan trọng là người CN phải thường xuyên cập nhật và trang bị cho mình những kỹ thuật, kiến thức CN theo hướng tiên tiến và hiện đại...
Theo ông Nguyễn Vĩ Nhân, Chủ tịch Hội CN tỉnh Tiền Giang, người CN luôn đối mặt với nhiều khó khăn như: Rớt giá, bệnh dịch, sử dụng chất cấm và dư thừa kháng sinh... Hậu quả là nhiều người CN đã bị thua lỗ, đối diện với dịch bệnh xảy ra liên miên từ năm này sang năm khác, môi trường CN bị ô nhiễm... Do đó, Hội thảo về an toàn thức ăn CN và giải pháp giảm chi phí, tăng năng suất trong CN đã mang đến cho người CN những kiến thức và kinh nghiệm để CN đạt hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm

Hồng không hạt hay còn gọi là hồng ngâm do trước khi ăn, phải ngâm hồng qua nước để khử chát. Hồng không hạt ở Lạng Sơn có khoảng 300 ha, sản lượng hàng năm ước tính khoảng 1.200 tấn quả.

Hội đồng KH-CN tỉnh vừa tiến hành xét tuyển đơn vị và cá nhân thực hiện đề tài Xây dựng mô hình nuôi bào ngư vành tai tại Phú Yên. Đợt xét tuyển lần này chỉ có Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản tỉnh tham gia và kỹ sư Võ Minh Hải, cán bộ kỹ thuật của trung tâm này làm chủ nhiệm đề tài. Mục tiêu của đề tài nhằm phát triển nghề nuôi bào ngư vành tai, hoàn thiện quy trình nuôi bào ngư vành tai tại Phú Yên.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cấp tỉnh vừa tổ chức nghiệm thu và xếp loại xuất sắc dự án (DA) “Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm hàu và chế biến thực phẩm chức năng từ hàu tại Bình Định”. DA thuộc Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi, giai đoạn 2011-2015” do Bộ KH-CN quản lý.

Thời gian qua, nhờ tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, chủ động phòng chống dịch bệnh và quan tâm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản, sản lượng thu hoạch các loại thủy sản trên địa bàn quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) vẫn được duy trì ở mức cao dù diện tích nuôi có giảm.

Báo cáo của hiệp hội gia cầm Việt Nam cho biết, năm 2013 cả nước có gần 320 triệu con gia cầm, trong đó chủ yếu là nhỏ lẻ. Bên cạnh thiếu liên kết giữa các khâu còn rất yếu thì việc định hướng thị trường cũng chưa chính xác do số liệu của tổng cục thống kê mới chỉ bẳng 35% so với thực tế.