Hội thảo mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ
Tham dự có giảng viên, nhà khoa học của Trường Đại học Cần Thơ, cùng các cán bộ khuyến nông và đông đảo bà con nông dân trên địa bàn huyện Mỹ Tú.
Để ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã sau khi trồng nấm làm phân hữu cơ vi sinh cần có các nguyên vật liệu: Phân urê (50g/m3), xác bã thực vật đã được phơi héo (rơm rạ, cỏ, lục bình, lá cây…), bột sinh khối Trichoderma (30g/m3), DD vi khuẩn cố định đạm – phân giải lân (1 lít/m3) và bạc nhựa (không dùng nylon trong).
Với phương pháp thực hiện: Xác bã thực vật được làm ẩm trước một ngày; xếp các bã thực vật thành lớp khoảng 20cm sau đó tưới Tricoderma, DD vi khuẩn và phân urê; tiếp tục xếp lớp đến khi đống ủ đạt chiều cao 1,2 – 1,5m.
Thời gian ủ hoại trung bình từ 1,5 – 2 tháng (rơm và lục bình chỉ cần 1 tháng) và mỗi mét khối phân đã ủ hoại mục bón được 300 – 500m2 lúa, rau màu hoặc 10 – 20 cây ăn trái trưởng thành.
Tại buổi Hội thảo, bà Bùi Minh Diệu - Trưởng phòng Công nghệ sinh tử thực vật, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học của Trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn thêm một số kỹ thuật cho bà con khi ủ phân là sau mỗi lớp nên dùng chân đạp để đống ủ được nén dẽ; tưới nước vừa đủ ẩm, dùng bạt nhựa phủ và chèn kỹ đống ủ để giữ ẩm; đặc biệt trong mùa mưa phải đánh rãnh xung quanh đống ủ để thoát nước;
Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm, nếu nhiệt độ trên 50 độ C và ẩm độ 40 – 60% thì cần bổ sung thêm nước và urê.
Theo Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng, thực hiện mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ có thể chủ động được nguồn phân hữu cơ thường xuyên trong việc sản xuất lúa, rau màu, nâng cao độ phì nhiêu của đất; đồng thời, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, giảm một phần chi phí trong sản xuất và tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Bởi tất cả những sản phẩm của ong đều có thể cho thu nhập như: mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, phấn hoa... Những sản phẩm này đều có giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh rất tốt nên trên thị trường hiện nay thường rất dễ bán và được giá. Trong khi đó, vốn đầu tư cho việc nuôi ong không lớn, chủ yếu là đầu tư vốn ban đầu để đóng thùng, mua đàn gốc mà thôi...
Những ngày qua, nước lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường nên mực nước lũ ở các địa phương phía nam lên cao. Trước tình hình này, người làm vườn, rẫy đang khẩn trương thực hiện các biện pháp đối phó với lũ.
Hiện nay trên địa bàn huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) ngoài cây cam xoàn mang lại hiệu quả kinh tế thì cây thanh long ruột đỏ cũng được người dân đâu tư trồng và bước đầu cho lợi nhuận kinh tế ổn định.
Từ dịp Tết năm 2009 đến nay, người tiêu dùng đã biết đến những cặp bưởi hồ lô in dòng chữ “Tài - Lộc”. Ông Thành cho biết năm nay trái bưởi hồ lô sẽ “biến hóa” thêm 2 hình ảnh mới là thỏi vàng cộng với đồng tiền và chữ “Phúc Lộc Thọ”. Khi được hỏi ai là người nghĩ ra “chiêu” mới này, ông Thành cho biết vì lợi ích của tất cả 26 thành viên trong CLB nên sau nhiều đêm suy nghĩ, ông cùng các thành viên trong CLB đã táo bạo sáng chế thêm 2 cái khuôn có in những chữ trên như muốn chuyển tải đến người tiêu dùng sự may mắn, tiền tài, trường thọ trong dịp năm mới. “Nếu cứ an phận ngồi trên sự thành công cũ thì chắc chắn có ngày sản phẩm của mình sẽ bị bão hòa trên thị trường” - ông Thành chia sẻ.
Trong điều kiện nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn kéo dài do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều hộ nuôi thủy sản trong tỉnh đã chuyển sang nuôi các đối tượng khác để tránh rủi ro và đã mang lại hiệu quả thiết thực.