Hội Thảo Chia Sẻ Kinh Nghiệm Ươm, Nuôi Tôm Chân Trắng

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ươm, nuôi tôm chân trắng do Tổ chức Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch (gọi tắt là Danida) tài trợ được Hội Nghề cá Khánh Hòa phối hợp với Chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu GCF tổ chức sáng 2/10 tại Nha Trang.
Mục tiêu của Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm về các khó khăn gặp phải trong quá trình ươm nuôi tôm sạch, đáp ứng nhu cầu sản xuất tôm trong giai đoạn hiện nay. Đại diện các chủ trại ươm nuôi tôm giống trên toàn tỉnh đã được giới thiệu giải pháp nâng cao quá trình kỹ thuật và cung cấp con giống chất lượng cao, khắc phục hội chứng chết sớm trên tôm chân trắng của Công ty thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên).
Vừa qua, được sự tài trợ của Danida và GCF, Công ty này đã thành công trong ươm nuôi tôm chân trắng theo hướng VietGAP. Tỉ lệ tôm sống đạt 91%; lợi nhuận tăng 28%/trên tổng số tôm ươm nuôi.
Từ kết quả này, các đại biểu cho rằng yếu tố chính quyết định đến sự thành, bại của việc ươm giống tôm là phải chú trọng đến các chỉ tiêu lý, hóa của nước, đặc biệt là chỉ tiêu vi sinh. Hội thảo cũng thống nhất nuôi tôm bền vững theo hướng VietGAP sẽ đảm bảo được chuỗi sản xuất và hướng tới xuất khẩu ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Cánh đồng mẫu lớn đang được kêu gọi thực hiện với con tôm nhằm mang lại kết quả tối đa cho “mũi nhọn” của ngành thủy sản. Để mô hình đạt hiệu quả như mong đợi, doanh nghiệp phải là chủ lực.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi khẳng định, không thể có gà nhập từ Mỹ giá chỉ 20 nghìn đồng/kg và Việt Nam không nhập thịt gà về làm thức ăn chăn nuôi. Các chuyên gia cho rằng, để kiện phía Mỹ về chống bán phá giá, không chỉ nói là xong, mà phải chuẩn bị và điều tra rất kỹ lưỡng.

10 triệu nông dân Việt Nam (VN) đang sống nhờ chăn nuôi. Tuy nhiên trên 50% số sản phẩm chăn nuôi là theo quy mô nông hộ. Nếu TPP được ký kết, chăn nuôi sẽ là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nhất.

Trong thời gian qua, giá cá tra thương phẩm tại Đồng Tháp và An Giang liên tục sụt giảm khiến người nuôi thua lỗ, kéo theo các cơ sở sản xuất cá tra giống cũng gặp không ít khó khăn.

Hiện nay thương lái thu mua điên điển tại ruộng giá 30.000đ/kg, giá bán lẻ tại các chợ lên tới 50.000 - 60.000đ/kg nhưng vẫn luôn hút hàng.