Tăng Cường Quản Lý Giống Cây Trồng Lâm Nghiệp
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp còn nhiều bất cập, một số địa phương chưa kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng giống.
Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp ở các địa phương chưa chặt chẽ và thiếu thống nhất; Tỷ lệ các giống năng suất thấp, không rõ nguồn gốc đưa vào trồng rừng còn cao, nhiều cơ sở sản xuất giống không đủ điều kiện theo quy định; việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp còn thiếu so với yêu cầu thực tiễn…
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, tạo sự chuyển biến rõ rệt trên thực tế đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo quản lý nghiêm ngặt nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp từ khâu thu hoạch vật liệu giống, cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống, quản lý sản xuất cây con ở vườn ươm, cấp chứng nhận nguồn gốc lô cây con tới khâu lưu thông đến chân lô trồng rừng theo quy định.
Kiên quyết không sử dụng giống không rõ nguồn gốc
Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, trong đó đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc các lô vật liệu giống đưa vào sản xuất. Kiên quyết không cho phép sử dụng các lô giống không rõ nguồn gốc, xử lý, tiêu hủy tất cả các lô giống khi phát hiện không rõ nguồn gốc.
Đồng thời, công bố danh sách và cập nhật thông tin các đơn vị sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp đủ điều kiện vào trang Web Quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương để các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng rừng biết lựa chọn sử dụng giống tốt.
Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền về danh mục các loại giống mới, khuyến khích sử dụng cây giống vô tính, chất lượng cao và áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh (làm đất, bón phân, chăm sóc) trong trồng rừng sản xuất.
Bộ cũng giao Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, đánh giá năng suất rừng trồng đối với một số loài cây trồng chính (Thông, Keo, Bạch đàn…) để phát hiện và loại bỏ những giống có năng suất và chất lượng thấp ra khỏi cơ cấu giống cây trồng rừng tại các địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Tuyến kênh N4A (dài hơn 1 km) chạy qua các xóm Lượt 1, Lượt 2 và tuyến kênh nhánh qua xóm Cầu Đá, Cây Thị, xã Thịnh Đức (T.P Thái Nguyên) mới được Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng cuối năm 2014.
Ông Tự cho biết tàu PY-90235-TS xuất bến vào rằm tháng 11 âm lịch, dự kiến ăn Tết ngoài biển nhưng vì trúng cá nên ông cho tàu vào sớm để bạn thuyền đón năm mới cùng gia đình. Chưa bán cá nhưng ông Tự nhẩm tính với giá 145.000 đồng/kg, mỗi con câu được đều trên 50 kg, trừ chi phí, mỗi bạn thuyền được chia khoảng 10 triệu đồng. Riêng ông là chủ tàu sẽ có lãi khoảng 60 triệu đồng.
Hiện các hộ nuôi đang tập trung tận thu các sản phẩm thủy sản, chuẩn bị vật tư thiết bị cải tạo ao đầm phục vụ cho vụ nuôi xuân hè. Các trại, cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm theo dõi diễn biến của thời tiết, chủ động phòng, chống rét cho đàn thủy sản bố mẹ, giống và con nuôi thương phẩm.
Lươn đồng (có tên khoa học là Monopterus albus) là loài thủy sản đang được nhiều hộ nông dân ở thị xã Tân Châu (An Giang) thả nuôi trong các bể xi măng và bể lót bạt nilong.Theo số liệu điều tra ở cuối năm 2014, toàn thị xã có 872 hộ nuôi lươn với tổng diện tích thả nuôi là 41.110 m2, trong đó tập trung nhiều ở xã Tân An với 377 hộ nuôi và chiếm 57,95 % diện tích nuôi lươn của toàn thị xã.
Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.