Hội Cựu Chiến Binh Xã Vĩnh Quang Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế
Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Vĩnh Quang (Thị xã) luôn đi đầu trong hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế gia đình, tăng cường củng cố xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Dụng, xóm Nà Luông, xã Vĩnh Quang (Thị xã)chăm sóc đàn lợn được đầu tư từ nguồn vốn vay Hội CCB xã Vĩnh Quang.
Hội CCB xã Vĩnh Quang có trên 260 hội viên, sinh hoạt tại 13 chi hội. Đa phần gia đình các hội viên đều sản xuất nông nghiệp. Tuy địa phương có lợi thế đất canh tác rộng, song do thiếu vốn, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng nhu cầu thị trường nên cuộc sống nhiều gia đình hội viên còn khó khăn. Xác định mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống hội viên là một trong những nhiệm vụ của tổ chức Hội, Hội CCB xã đã xây dựng kế hoạch giúp hội viên phát triển kinh tế.
Hội đã khảo sát ý kiến, tìm hiểu những nhu cầu chính của hội viên, trong đó tập trung một số nội dung cụ thể để phát triển mô hình sản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Trên cơ sở nắm nhu cầu, Hội xây dựng chính sách hỗ trợ hợp lý để sử dụng có hiệu quả nguồn lực sẵn có tại địa phương và phối hợp với các đoàn thể xã tuyên truyền, vận động, triển khai các hoạt động thiết thực.
Thông qua các tổ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm hỗ trợ hội viên giải quyết việc làm, phát triển kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt, đến nay thông qua ủy thác của tổ chức Hội, tổng dư nợ cho hội viên vay đạt 730 triệu đồng. Đồng thời, Hội xây dựng quỹ vốn để hội viên vay không tính lãi.
Bằng các hình thức vận động đóng góp, quỹ Hội đã đạt 32 triệu đồng. Căn cứ vào điều kiện thực tế, Hội phối hợp triển khai lồng ghép các hoạt động tập huấn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện các dự án trồng lúa lai LS1, XY30, ớt..., vào sản xuất có hiệu quả. Từ các mô hình, hội viên được hỗ trợ vật tư, phân bón để đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, sản lượng.
Một số hội viên tận dụng có hiệu quả, sinh lợi từ nguồn vốn vay. Hội viên Nguyễn Văn Dụng (xóm Nà Luông) năm 2010 vay 30 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi đàn lợn và mua máy cày phục vụ sản xuất, mỗi năm bán 2 lứa lợn thịt, thu gần 70 triệu đồng. Hiện nay, gia đình ông mở rộng hệ thống chuồng trại để phát triển đàn lợn lên 20 con. Hội viên Đinh Văn Tuyến (xóm Bản Ngần) trước năm 2010 thuộc diện hộ nghèo.
Từ 20 triệu đồng vốn vay ngân hàng cùng với 1 triệu đồng Quỹ hội cho vay không tính lãi, gia đình xây dựng chuồng trại, nuôi thêm lợn nái, đến nay đã cơ bản thoát nghèo, trả được nợ mà vẫn có vốn để tiếp tục sản xuất... Cùng với các hoạt động hỗ trợ, Hội còn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh với hội viên. Từ đó, có nhiều hội viên phát triển kinh tế khá.
Chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống hội viên, vai trò tổ chức Hội ngày càng được củng cố. Năm 1989, Hội có 18 hội viên, đến nay phát triển lên 262 hội viên. Theo ông Hoàng Văn Cường, Chủ tịch Hội CCB xã, trong thời gian tới, Hội xây dựng mô hình kinh tế điểm, tận dụng các nguồn lực sẵn có để phát triển kinh tế, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống hội viên.
Có thể bạn quan tâm
Diệt mối bằng bẫy sinh học thể hiện tính năng ưu việt hơn các biện pháp khác.
Để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tỉnh Bình Dương đang đẩy nhanh quá trình thực hiện Dự án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Huyện Quang Bình có trên 700ha diện tích mặt nước, gồm: Ao, hồ, sông, suối, thủy lợi, thủy điện,... vì vậy rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Để khai thác tiềm năng đó, những năm qua, nhân dân trong huyện đã đẩy mạnh phát triển NTTS; nhiều gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước để NTTS. Tuy nhiên, việc NTTS cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ, chưa quy mô; các hộ dân chủ yếu chỉ nuôi ở ao, ruộng lúa mang tính tự cung, tự cấp nhằm cải thiện đời sống; vì vậy chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành. Người nuôi cá ở ĐBSCL vẫn đang lo lắng. Tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nhưng việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.
Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công quy trình nuôi cấy sinh khối hệ sợi loài đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis nguồn gốc từ Tây Tạng.