Hoàng Su Phì từng bước cơ giới hóa trong nông nghiệp
Sán Sả Hồ là xã thuần nông, đa số người dân làm NN; những năm gần đây, cùng với việc lựa chọn giống cây có giá trị kinh tế cao vào gieo trồng, việc áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất đã được nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã chú trọng. Gia đình anh Lù Ngọc Ngương, thôn Cóc Coọc là một trong những hộ đi đầu trong việc cơ giới hóa phục vụ sản xuất NN. Anh Ngương chia sẻ: “Với gần 2 ha đất NN, trước đây do cày, bừa bằng trâu nên mỗi khi bước vào mùa vụ, gia đình anh phải mất hơn một tuần để thực hiện khâu làm đất cho kịp thời vụ.
Từ vụ Xuân 2013, anh quyết tâm đầu tư hơn 10 triệu đồng để mua một chiếc máy làm đất, nhờ vậy mà từ đó đến nay, gia đình anh chỉ mất 2 công lao động là hoàn thành khâu làm đất cho toàn bộ diện tích ruộng và đất trồng hoa mầu của gia đình. Không chỉ mua máy để phục cho gia đình, anh còn nhận làm đất cho một số hộ trong thôn, trong xã. Với hình thức này, mỗi năm cũng mang về cho gia đình anh một nguồn thu đáng kể, góp phần cải thiện cuộc sống”. Đồng chí Phan Thanh Tùng, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Toàn xã hiện có trên 50 chiếc máy phục vụ sản xuất NN, trong đó, máy làm đất và máy tuốt lúa mini chiếm đa số. Vào mỗi vụ gieo cấy hay thu hoạch, những chiếc máy NN đã thực sự phát huy được hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tiến độ sản xuất, đảm bảo mùa vụ, giảm sức lao động và nâng cao giá trị thu nhập cho người dân tại địa phương.
Theo thống kê, toàn huyện hiện có trên 2 nghìn máy, thiết bị phục vụ sản xuất NN; trong đó chủ yếu là các loại máy cày làm đất, máy tuốt lúa mini, máy xay xát và máy làm chè. Việc từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất, góp phần đẩy nhanh tiến độ sản xuất, giảm sức lao động và đảm bảo khung thời vụ. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành Nông nghiệp, hiện mức cơ giới hoá trong sản xuất NN của huyện vẫn còn thấp mới chỉ đạt từ 50 – 60%, chủ yếu tập trung tại các xã: Pố Lồ, Thông Nguyên, Sán Sả Hồ, Bản Luốc, Nậm Ty... Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ lãi suất cho người nông dân mua các loại máy, thiết bị phục vụ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.
Đồng chí Nguyễn Quang Duẩn, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Với đặc thù là một huyện miền núi, địa hình chia cắt mạnh, trong khi đó việc sản xuất nông nghiệp của người dân là trên đất dốc; ruộng lúa đa phần là ruộng bậc thang nên việc dồn điền, đổi thửa gặp rất nhiều khó khăn; hạ tầng giao thông, hệ thống kênh mương thiếu đồng bộ... Đây là những trở ngại lớn để thực hiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất NN của huyện. Để từng bước khắc phục những khó khăn trên, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung...
Cùng với đó, từ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, huyện đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân mua máy phục vụ sản xuất phù hợp với đặc thù của địa phương; phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các doanh nghiệp tổ chức trình diễn các loại máy NN, đồng thời hướng dẫn, thẩm định, giải ngân nguồn vốn vay cho các hộ nông dân có nhu cầu mua máy phục vụ sản xuất.
Related news
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, cho biết bò nhập từ Úc về có trọng lượng khoảng 200 – 250 kg/con, được tiếp tục nuôi khoảng 6 tháng lên 500 – 550 kg mới xuất chuồng, bán cho Vissan và một số đơn vị giết mổ khác, trong đó, Vissan là ưu tiên hàng đầu.
Sáng ngày 4/2/2015, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp nuôi bò tại hộ anh Nguyễn Hoàng Mỹ, ấp Bình Hưng 2 xã Bình Mỹ (Châu Phú - An Giang). Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 40 bà con nông dân trong huyện đến dự.
Đã hơn 10 năm nay, tại khu vườn của anh Phạm Văn Hà (40 tuổi) ở thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, hàng trăm con gà rừng màu lông rực rỡ chạy loanh quanh dưới tán rừng trồng kiếm ăn, tối đến lại vào chuồng. Nghề nuôi gà rừng được anh Hà bắt đầu từ 7 quả trứng nhặt trong rừng đem về gây giống.
Nếu như thời điểm tháng 8/2014, nhiều tàu cá trên địa bàn thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, trong khi giá các mặt hàng khai thác lại xuống thấp, thì vào thời điểm này ngư dân rất phấn khởi bởi sản lượng khai thác tăng và giá xăng dầu giảm sâu.
Ngày 5/2, tại Đồng Tháp, Hiệp hội cá tra Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo “Tái cấu trúc ngành cá tra gắn với tái cơ cấu nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”. Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu đến từ các cơ quan trung ương và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.