Hoảng sợ lợn được cho ăn đủ loại chất cấm
Ngoài chất cấm, các loại thức ăn bổ sung có ghi nhãn siêu nạc, siêu tăng trọng, bung đùi, nở vai, nở ức,...
cũng được bày bán và sử dụng tràn lan trong chăn nuôi.
Nhiều cơ sở nuôi cá, tôm còn mua cả thuốc dùng trong y tế với liều lượng tùy tiện.
Mới đây, Bộ NN-PTNT vừa ra chỉ thị yêu cầu các tỉnh, thành phố quản lý chặt việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, trước diễn biến phức tạp của việc sử dụng các chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để phòng, trị bệnh, Bộ NN-PTNT đã cử các Đoàn công tác đi kiểm tra thực tế tại các cửa hàng buôn bán thuốc thú y, cơ sở nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, TP.HCM,...
Qua kiểm tra thực tế, các đoàn kiểm tra đã phát hiện nhiều tồn tại, bất cập.
Cụ thể, có nhiều sản phẩm thuốc thú y, hóa chất và chế phẩm sinh học đang được dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép sản xuất, kinh doanh.
Nhiều sản phẩm thức ăn bổ sung có nhãn mặc không đúng với đăng ký, có thành phần khác với đăng ký, ghi thêm nhiều công dụng phòng, trị bệnh để thu hút người mua, tăng giá thành sản phẩm, có nhiều thức ăn bổ sung ghi nhãn như: siêu nạc, siêu tăng trọng, bung đùi, nở vai, nở ức,...
Trong khi đó, nhiều cửa hàng thuốc thú y thực hiện sang chiết thuốc trái phép, trong đó có một số loại thuốc không được phép sử dụng để phòng, trị bệnh thủy sản.
Đặc biệt, nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản còn sử dụng trực tiếp nguyên liệu kháng sinh để phòng, trị bệnh không đúng với quy định, mua các loại thuốc dùng trong y tế để phòng, trị với liều lượng tùy tiện.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị lãnh đạo UBND các tỉnh, thành chỉ đạo thực hiện nghiêm các chỉ thị trước đó của Bộ NN-PTNT về việc tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh sử dụng thuốc kháng sinh, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
Trong đó, cần nghiêm cấm tất cả các hình thức buôn bán thuốc thú y, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học ngoài danh mục, nhất là các chất kích thích tăng trọng nhanh, tạo nạc, tạo màu vàng, sai nhãn mác, ghi công dụng và thành phần, không ghi nhãn phụ.
Các cơ quan liên quan tăng cường giám sát, kiểm tra; tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về nguy cơ tác hại của việc buôn bán, sử dụng thuốc thú y, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học không đúng quy định.
Ngoài ra, vận động người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản mua thuốc và sử dụng các loại thuốc thú y đúng quy định.
Đặc biệt, cần công khai danh tính của các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được biết, tránh mua phải hàng cấm, hàng ngoài danh mục.
Có thể bạn quan tâm
Công ty sản xuất nước ép hoa quả Cutrale và tập đoàn Safra đã đồng ý góp vốn để chào giá tới 611 triệu USD, hòng có thể thâu tóm Chiquita. Nếu đồng ý mức tổng giá này có nghĩa là mỗi cổ phiếu của Chiquita trị giá 13 USD, cao hơn tỷ giá giao dịch trên thị trường chứng khoán ở mức chốt phiên tuần trước tới 29%.
Sau khi có tin Trung Quốc cấm nhập khẩu gạo tiểu ngạch qua biên giới, một số thương lái mua bán lúa gạo tại ĐBSCL cho biết: Điều đó không ảnh hưởng gì.
Trước lo ngại về sự sụt giảm lượng nhập khẩu từ những thị trường truyền thống, kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 7 tháng năm nay vẫn tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cà Mau là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL, là trung tâm lớn về nuôi trồng và khai thác, chế biến thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm với diện tích trên 266.000 ha (40% so cả nước).
Những ngày này, tuy giá cá ngừ đại dương (CNĐD) tại cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang) tăng nhưng nhiều tàu câu vẫn thua lỗ. Tàu ra khơi khai thác không hiệu quả, bạn tàu thu nhập không đủ sống đang khiến các tàu có nguy cơ nằm bờ.