Hoảng sợ lợn được cho ăn đủ loại chất cấm

Ngoài chất cấm, các loại thức ăn bổ sung có ghi nhãn siêu nạc, siêu tăng trọng, bung đùi, nở vai, nở ức,...
cũng được bày bán và sử dụng tràn lan trong chăn nuôi.
Nhiều cơ sở nuôi cá, tôm còn mua cả thuốc dùng trong y tế với liều lượng tùy tiện.
Mới đây, Bộ NN-PTNT vừa ra chỉ thị yêu cầu các tỉnh, thành phố quản lý chặt việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, trước diễn biến phức tạp của việc sử dụng các chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để phòng, trị bệnh, Bộ NN-PTNT đã cử các Đoàn công tác đi kiểm tra thực tế tại các cửa hàng buôn bán thuốc thú y, cơ sở nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, TP.HCM,...
Qua kiểm tra thực tế, các đoàn kiểm tra đã phát hiện nhiều tồn tại, bất cập.
Cụ thể, có nhiều sản phẩm thuốc thú y, hóa chất và chế phẩm sinh học đang được dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép sản xuất, kinh doanh.
Nhiều sản phẩm thức ăn bổ sung có nhãn mặc không đúng với đăng ký, có thành phần khác với đăng ký, ghi thêm nhiều công dụng phòng, trị bệnh để thu hút người mua, tăng giá thành sản phẩm, có nhiều thức ăn bổ sung ghi nhãn như: siêu nạc, siêu tăng trọng, bung đùi, nở vai, nở ức,...
Trong khi đó, nhiều cửa hàng thuốc thú y thực hiện sang chiết thuốc trái phép, trong đó có một số loại thuốc không được phép sử dụng để phòng, trị bệnh thủy sản.
Đặc biệt, nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản còn sử dụng trực tiếp nguyên liệu kháng sinh để phòng, trị bệnh không đúng với quy định, mua các loại thuốc dùng trong y tế để phòng, trị với liều lượng tùy tiện.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị lãnh đạo UBND các tỉnh, thành chỉ đạo thực hiện nghiêm các chỉ thị trước đó của Bộ NN-PTNT về việc tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh sử dụng thuốc kháng sinh, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
Trong đó, cần nghiêm cấm tất cả các hình thức buôn bán thuốc thú y, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học ngoài danh mục, nhất là các chất kích thích tăng trọng nhanh, tạo nạc, tạo màu vàng, sai nhãn mác, ghi công dụng và thành phần, không ghi nhãn phụ.
Các cơ quan liên quan tăng cường giám sát, kiểm tra; tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về nguy cơ tác hại của việc buôn bán, sử dụng thuốc thú y, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học không đúng quy định.
Ngoài ra, vận động người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản mua thuốc và sử dụng các loại thuốc thú y đúng quy định.
Đặc biệt, cần công khai danh tính của các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được biết, tránh mua phải hàng cấm, hàng ngoài danh mục.
Related news

Tôm hùm ở Khánh Hòa rớt giá từ 400.000 - 750.000 đồng/kg. Việc mua bán phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc khiến nuôi loài thủy sản có giá trị này như bước vào canh bạc
Từ đầu tháng 4/2015 đến nay, liên tục trong 02 đợt thu mẫu giám sát mầm bệnh tại số kênh cấp của vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm vi rút gây bệnh đốm trắng rất cao (chiếm trên 80% số mẫu giám sát), kết hợp với tình trạng nắng nóng từ đầu tháng tư đến nay và dự báo là sẽ còn kéo dài chính là điều kiện bất lợi dễ dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi.

Hàng năm vào mùa sứa biển, vùng biển xã đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) lại trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Mỗi ngày, ở đây có đến hàng trăm tàu, thuyền, mủng đánh bắt sứa; sản lượng ước tính 7 - 8 vạn đầu con. Tuy nhiên, mùa sứa năm nay ở Quan Lạn được cho là buồn nhất trong 5 năm trở lại đây, bởi mức tiêu thụ giảm mạnh.

Thời gian gần đây, cùng với việc ban đêm dùng lưới để xúc chình, thì người dân ở 2 xã An Thạch và An Dân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) còn sử dụng bao tải chứa cát be bờ và dùng chà bổi để chặn bắt chình giống vào ban ngày.

Tỉnh Lai Châu sẽ quy hoạch phát triển theo khu vực tập trung và phân tán cho từng loại cá hồi và cá tầm tại một số địa phương.