Hoa Kỳ Là Thị Trường Nhập Khẩu Tôm Lớn Nhất Của Việt Nam

Nhờ tăng trưởng mạnh trong quý 3/2013, Mỹ đã vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản, ước cả năm 2013, xuất khẩu của toàn ngành tôm đạt trên 3 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2012.
Riêng thị trường Hoa Kỳ, trong 11 tháng, xuất khẩu tôm đạt 749 triệu USD, tăng 76%. Giá tôm tăng mạnh và liên tục trên thị trường này cùng với một số yếu tố thuận lợi khác đã giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ trong năm 2013.
Tháng 9/2013, xuất khẩu tôm sang Mỹ chứng kiến mức tăng kỷ lục với 138,7% so với cùng kỳ năm 2012. Đây cũng là tháng mà ngành tôm cùng lúc đón nhận 2 quyết định quan trọng và có ý nghĩa. Đó là kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 7 đối với tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ giai đoạn 2011-2012. Toàn bộ 33 công ty tham gia xem xét lần này đều được công nhận bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ và nhận mức thuế CBPG bằng 0%.
Cuối tháng 9/2013, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) đã phủ quyết quyết định áp thuế chống trợ cấp 4,52% của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đối với tôm Việt Nam và 6 nước khác trong vụ kiện chống trợ cấp do ngành tôm nội địa Mỹ khởi xướng vào cuối tháng 12/2012.
Ngay sau quyết định của ITC, nhập khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ tăng 104% so với tháng 10/2012.
Năm 2013, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ còn được hậu thuẫn bởi giá tôm liên tục tăng do nguồn cung thiếu hụt.
Mỹ còn là thị trường tiêu thụ tôm chân trắng số 1 của Việt Nam do năm 2013, nguồn cung loại tôm này từ Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của EMS (bệnh chết sớm). Việt Nam và Ấn Độ đã trở thành nguồn cung thay thế nhờ sản lượng tôm chân trắng của 2 nước này đều tăng mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai là nơi phát triển mạnh về chăn nuôi. Do đó, ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị xây dựng chuồng trại cũng sớm hình thành và không ngừng phát triển. Từ hình thức sản xuất theo hướng gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của người chăn nuôi, ngày càng nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất, xây dựng thương hiệu riêng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Sau khi thống nhất với Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính vừa công bố giá thành sản xuất lúa vụ Hè thu năm 2015 ở các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Theo đó, giá thành bình quân toàn vùng là 4.099 đồng/kg, cao hơn 196 đồng/kg so với cùng kỳ. Riêng tỉnh Hậu Giang, giá thành sản xuất trong vụ Hè thu năm nay là 4.010 đ/kg.

+ Giá khoai lang giảm 50.000 - 70.000 đ/tạ Theo nhiều nông dân ở huyện Bình Tân (Vĩnh Long), giá khoai lang tím Nhật thu mua tại các vựa ở Bình Minh chỉ còn 180.000 - 200.000 đ/tạ (loại đúng lứa từ 4 - 4,5 tháng), thấp hơn tháng trước từ 50.000 - 70.000 đ/tạ.

UBND TP Đà Lạt cho biết vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng và UBND các phường, xã trên địa bàn TP về việc “Tăng cường triển khai công tác bảo vệ thực vật đối với sản xuất rau, chè an toàn trên địa bàn thành phố Đà Lạt”.

Từ nhà nông trở thành nhà doanh nghiệp, trong 25 năm qua, anh Nguyễn Hồng Phong (thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng) đúc kết 3 cách làm ăn mới để ổn định và phát triển trong thị trường nông sản cạnh tranh gồm: sản xuất an toàn, sản xuất khép kín và sản xuất liên kết.