Hoa Kỳ Là Thị Trường Nhập Khẩu Tôm Lớn Nhất Của Việt Nam

Nhờ tăng trưởng mạnh trong quý 3/2013, Mỹ đã vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản, ước cả năm 2013, xuất khẩu của toàn ngành tôm đạt trên 3 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2012.
Riêng thị trường Hoa Kỳ, trong 11 tháng, xuất khẩu tôm đạt 749 triệu USD, tăng 76%. Giá tôm tăng mạnh và liên tục trên thị trường này cùng với một số yếu tố thuận lợi khác đã giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ trong năm 2013.
Tháng 9/2013, xuất khẩu tôm sang Mỹ chứng kiến mức tăng kỷ lục với 138,7% so với cùng kỳ năm 2012. Đây cũng là tháng mà ngành tôm cùng lúc đón nhận 2 quyết định quan trọng và có ý nghĩa. Đó là kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 7 đối với tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ giai đoạn 2011-2012. Toàn bộ 33 công ty tham gia xem xét lần này đều được công nhận bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ và nhận mức thuế CBPG bằng 0%.
Cuối tháng 9/2013, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) đã phủ quyết quyết định áp thuế chống trợ cấp 4,52% của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đối với tôm Việt Nam và 6 nước khác trong vụ kiện chống trợ cấp do ngành tôm nội địa Mỹ khởi xướng vào cuối tháng 12/2012.
Ngay sau quyết định của ITC, nhập khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ tăng 104% so với tháng 10/2012.
Năm 2013, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ còn được hậu thuẫn bởi giá tôm liên tục tăng do nguồn cung thiếu hụt.
Mỹ còn là thị trường tiêu thụ tôm chân trắng số 1 của Việt Nam do năm 2013, nguồn cung loại tôm này từ Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của EMS (bệnh chết sớm). Việt Nam và Ấn Độ đã trở thành nguồn cung thay thế nhờ sản lượng tôm chân trắng của 2 nước này đều tăng mạnh.
Related news

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Quảng Bình đã nhập nuôi khảo nghiệm và nhân giống thành công gà Sao thương phẩm (hay còn gọi là sao Lôi, gà Nhật, gà Phi hay chim trĩ châu Phi).

Trong vụ 1 nuôi tôm chân trắng năm 2013, người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã thả nuôi 2.000 ha, chiếm 50% diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh. Những địa phương có diện tích thả nuôi lớn là: Ninh Hòa, Vạn Ninh. Vụ nuôi này, người nuôi tôm đã có sự đầu tư, quản lý chặt từ con giống đến môi trường nước, chất lượng thức ăn.

Nông nghiệp đô thị (NNĐT) Bình Dương thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong thời gian tới, NNĐT sẽ có những bước phát triển mới nhờ các chính sách hỗ trợ tích cực hơn từ các ngành chức năng.

Dọc theo con đường ven biển từ Đức Chánh đến Đức Phong - vùng nuôi tôm tập trung của huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), chúng tôi không còn thấy sự bận rộn, hồ hởi của người dân nơi đây khi các hồ tôm đã cạn nước, trơ đáy mặc dù đang vào vụ nuôi tôm chính trong năm...

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.